Thu. Apr 25th, 2024

BỆNH BẠCH LỴ GÀ

Bạch lỵ hay còn gọi là “bệnh tiêu chảy phân trắng”. Bệnh thường xảy ra ở gia cầm trong thời gian 3 tuần tuổi đầu kể từ lúc nở. Tỷ lệ chết từ 5-15%. Đối với gà lớn không chết nhưng có triệu chứng tiêu chảy và mang trùng( thể mãn tính).

1. Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ 

Bệnh bạch lỵ gây ra do mầm bệnh là vi khuẩn Gram(-) có tên là Salmonella pullorum. 

Những phương thức lây truyền: từ bố mẹ qua trứng, giữa những gà con, qua lò ấp bị nhiễm bệnh, từ thức ăn bị nhiễm bệnh, nhiễm qua phân bị nhiễm trùng, do ăn phải phủ tạng của những con bị chết,nhiễm qua dụng cụ chăn nuôi

2. Triệu chứng bệnh bạch lỵ

a) Ở trứng trong lò ấp

Khi trứng bị nhiễm bệnh, thường bị chết vào ngày thứ 18-19(gà sát), hoặc nở ra là chết.

b) Ở gà con

Nếu trứng bị nhiễm ít mầm bệnh thì gà con nở ra không chết, nhưng mầm bệnh xâm nhập vào máu, vào các cơ quan nội tạng(tim, ruột, gan, thận…)gây chết vào  ngày thứ 4 và 5 là cao nhất, đến ngày thứ 8 bắt đầu giảm xuống.

Những gà bệnh có triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tụm lại từng đám. Phân tiêu chảy màu trắng. Hậu môn dính phân.

Ở thời điểm từ 15-20 ngày tuổi, mặc dù gà đã khỏi bệnh nhưng gà mang trùng có một số con thể hiện triệu chứng què quặt và thần kinh do vi khuẩn cư trú gây viêm khớp vào não.

c) Ở gà lớn

Thấy giảm trứng, mào tái. 

3. Bệnh tích của bệnh bạch lỵ

+ Gà chết sau khi nở 1 ngày: Chỉ thấy gan và phổi sung huyết đỏ bầm.

+ Gà chết lúc 4,5,6,7,8 ngày tuổi.

Gan và lách có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.

Tim và phổi có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.

Lòng đỏ không tiêu có thể bị bã đậu hoá màu trắng hoặc màu kem. Đôi khi có máu.

Lách sưng to và thận sung huyết đỏ. Khi mổ ra ở đường niệu( từ thận ra hậu môn) có chứa chất urat màu trắng.

Trong đoạn ruột cuối thức ăn không tiêu bị cô đặc màu vàng, thành ruột dày lên.

Màng phúc mạc đôi khi bị viêm đỏ.

+ Gà mái và gà trống:

Trứng non, méo mó, màu sắc biến đổi từ đỏ sang trắng(u nang buồng trứng).

Gà trống dịch hoàn viêm. Từng điểm lúc đầu đỏ sau hoại tử trắng.

bệnh bạch lỵ ở gà

bệnh bạch lỵ ở gà

VII- PHÒNG BỆNH

a) vệ sinh đàn gà: kiểm tra giống nhập, nuôi cách biệt với đàn gà lớn

b) Vệ sinh trứng ấp

c) Vệ sinh lò ấp

d) Làm sạch và tẩy trùng chuồng trại

VIII- ĐIỀU TRỊ BỆNH

 1.Đối với gà con

Do bệnh phát ra tập trung vào thời điểm từ 1-20 ngày tuổi, vì vậy trong thời gian đó ta dùng thuốc kháng sinh phòng bệnh bằng liều trị bệnh.

2.Đối với gà đẻ

+ Xác định những con mang mầm bệnh:

Ta phải làm phản ứng huyết thanh học, những con dương tính phải loại thải hoặc tách riêng điều trị. Khi trong đàn đã co con bị bệnh thì phải điều trị toàn đàn. Phương pháp điều trị có thể tiêm hoặc cho uống.

+ Thuốc tiêm có thể dung một trong các loại sau:

Bencomycin S: Tiêm liều 50.000 UI/kg thể trọng/ngày(1cc/30kg thể trọng/ngày), liên tục 2-3 ngày.

Flumequil 3% tiêm liều 1cc/2kg thể trọng/ngày, liên tục 2-3 ngày.

Biotex hay Biocolistin, Ampicolistin tiêm liều 1cc/4kg thể trọng/ngày, liên tục 2-3ngày.

Chlotetrasol, tiêm liều 1cc/5kg thể trọng/ngày, liên tục 2-3 ngày.

+ Thuốc uống có thể dung một trong những loại sau: Cosumix, Imequil, AntiColi B, ColiCopha, Liều dùng như liều phòng bệnh hoặc gấp rưỡi. Liệu trình kéo dài 4-5 ngày.

+ Có thể phối hợp phương pháp tiêm 1 liều rồi cho uống tiếp 2-3 liều cũng được.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!