BỆNH DỊCH TẢ VỊT
Bệnh dịch tả vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút gây ra ở vịt, ngỗng và thiên nga với đặc điểm xuất huyết, tổn thương thành mạch và các cơ quan lympho, thoái hoá nhu mô.
1. Nguyên nhân:
- Do một loại virus chứa AND thuộc Herpesvirut.
- Virus chỉ có một chủng huyết thanh duy nhất nhưng do độc lực khác nhau nên người ta chia làm 3 nhóm: độc lực rất cao, độc lực trung bình và ít độc.
- Vịt, ngan, ngỗng, thiên nga và một số hoang cầm cùng nòi khác đều mắc.
- Có thể bị bất kỳ giai đoạn nào trong đời và có thể tái nhiễm.
2. Triệu chứng:
-
Thể quá cấp:
Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, chết nhanh như cúm gia cầm mà không quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng nào bởi chủng virut dịch tả có động lực quá cao.
- Thể cấp tính:
Vịt, ngan sốt cao trên 44ºC, lờ đờ, ăn kém, ngại bơi lội hay nằm, khi quan sát kỹ thấy chảy nước mắt, nước mũi, khi xua đuổi thấy chúng hay ngã bên này bên kia.
Vịt, ngan bệnh tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu, xung quanh lỗ huyệt bẩn. Lúc này chúng bỏ ăn và bị viêm kết mạc mắt, hai mí mắt có dính liền với nhau. Đầu bị phù, nên một trong hai bên hoặc cả hai bên sưng to. Khi xua đuổi, chúng chạy cả bằng khửu chân, mất tiếng kêu tự nhiên, đầu cúi chúi xuống đất.
Ở vịt đực thấy dương vật thò ra ngoài, sưng to và được phủ một lớp màng mỏng trắng đục, ở vịt cái thấy giảm đẻ, thậm chí tắt đẻ.
Sau 5-7 ngày bị bệnh thấy tiêu chảy càng mạnh, vịt ngan bỏ ăn hoàn toàn, tiếng kêu lạc, thậm chí mất tiếng, bại chân, liệt cánh, gầy rộc, bắt đầu chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên tới 100%.
-
Thể ẩn bệnh hay còn gọi thể mang trùng:
Đây là thể bệnh thường thấy ở vịt ngan lớn tuổi hoặc những đàn thủy cầm được tiêm phòng.
Thể bệnh này có các biểu hiện như thể cấp tính, nhưng ở mức độ nhẹ hơn gồm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, viêm mí mắt, kết mạc mắt, giảm tăng trọng, giảm lượng trứng,…
Thông thường, thể ẩn bệnh là nển tảng cho các bệnh thứ phát khác.
3. Bệnh tích
* Thể cấp tính: Chết trong 3-4 ngày đầu
- Niêm mạc thực quản xuất huyết một phần hay toàn bộ dọc theo nếp gấp của thực quản
- Ruột sưng đỏ hoặc xuất huyết
- Gan có những vân đá
- Lách teo nhỏ
- Da đôi khi xuất huyết lấm tấm
* Thể á cấp tính: Chết sau 6 -7 ngày bị bệnh
- Niêm mạc thực quản phần cuối lưỡi có màng trắng đóng bựa thành mảng, khi gạt lớp bựa trắng ra, phía dưới loét hoặc xuất huyết lấm tấm.
- Toàn bộ niêm mạc ruột có màng giả hoặc xuất huyết
- Trực tràng và lỗ huyệt xuất huyết lấm tấm và có màng giả
- Buồng trứng và ống dẫn trứng sung huyết
- Màng não bị xuất huyết đỏ lấm tấm
- Các cơ quan phủ tạng khác đôi khi cũng xuất huyết như màng bao tim, cơ tim
4. Phòng bệnh
- Về chuồng trại: phải khô ráo, thoáng mát, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với quy mô chăn nuôi. Phải có hố thuốc sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Phải có chuồng nuôi cách ly đàn vịt mới mua về hoặc đàn vịt ốm.
- Về con giống: phải nhập con giống khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, từ những trang trại an toàn dịch, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y cấp. Vịt mới mua về phải nuôi cách ly 15 ngày để theo dõi.
- Về chăm sóc nuôi dưỡng: Phải cho vịt ăn, uống đầy đủ đảm bảo chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hoá, khoáng chất, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn vịt bằng các sản phẩm như: MEN TIÊU HÓA SỐNG, MEN SỐNG SIÊU TAN, ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC, VITAMIX -5X,….
- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi vụ nuôi phải tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để xử lý, cọ rửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng xà phòng, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, ngâm dụng cụ chăn nuôi trong thuốc sát trùng. Để trống chuồng 10 – 15 ngày trước khi nhập nuôi lứa mới.
- Chủ động tiêm phòng vaccine cho vịt, ngan lần 1 lúc vịt, ngan đạt 12- 15 ngày tuổi, lần hai sau đó 30 ngày. Nếu vịt, ngan được nuôi làm giống thì phải tiêm lần 3 trước khi đẻ 15- 20 ngày, Sau đó tiêm định kỳ 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.
5. Điều trị
- Sử dụng Vacxin Dịch tả vịt + Dipyron + Enro (Licospecti + Genta – Tylo) tiêm trực tiếp vào đàn vịt bệnh
- Ngày 2, 3, 4, 5 cho uống Docter hen (Flo + Doxy)
- Kết hợp thuốc bổ, điện giải…
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !
Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!
TRỢ GIÚP
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com
Facebook: http://www.facebook.com/bsphamxuantrinh