BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG
Bệnh do suy dinh dưỡng gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể làm cho gia cầm suy dinh dưỡng, chậm lớn, coi cọc, giảm đẻ.
I – NGUYÊN NHÂN
– 1,Do khẩu phần ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Lý do có thể do người chăn nuôi lập khẩu phần bị sai sót hoặc do các nguyên liệu trong khẩu phần ăn bị mất phẩm chất. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do yếu tố lý, hoá, hay nhiệt độ làm biến đổi chất lượng gây hư hỏng các thành phần khác.
– 2,Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng.
– 3,Do pha trộn không đều. Nhất là các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin làm cho việc hấp thu không cân đối.
– 4,Khi pha trộn trong thức ăn có những chất đối kháng làm mất tác dụng của nhau như Amprol với vitamin B1, Avidin với Biotin, Linsed với vitamin B6.
– 5,Sự hiện diện của các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn.
– 6,Sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng.
II – TRIỆU CHỨNG
Sự thiếu hụt dinh dưỡng làm rối loạn tiêu hoá gây cho một số gà hoặc cả đàn biểu hiện triệu chứng:
– Xù lông, còi cọc, chậm lớn.
– Chết phôi và tỷ lệ nở kém.
– Nếu thiếu hụt quá trình nhiều một trong những chất khoáng hay vitamin thì biểu hiện ở những triệu chứng và bệnh tích riêng biệt cho những bệnh dinh dưỡng kế tiếp sau.
III – BỆNH TÍCH
Không có bệnh tích điển hình, chỉ thấy xác gầy ốm.
IV – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
+ Thực hiện theo quy trình chăn nuôi hợp lý về dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và phòng các bệnh do vi trùng, viru, cầu trùng, ký sinh trùng……..
+ Khẩu phần thức ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng loại gà và từng lứa tuổi.
+ Các nguyên liệu để phối hợp khẩu phần ăn phải tốt không nấm mốc, không quá cũ.
+ Nguyên tố vi lượng và vitamin các loại khi bổ sung vào thức ăn phải còn tốt, không được trộn chung và pha chung với các chất làm mất tác dụng của thuốc.
Lưu ý: Những đặc tính của vitamin khi trộn và pha chế vào thức ăn.
– 1,Vitamin A và vitamin D: Bị phá huỷ bởi tác nhân oxy hoá nhue các kim loại sắt, đồng. Nó được hoạt hoá bởi ánh sáng tím, để thời gian dài ở nhiệt độ cao và bị thuỷ phân ở pH axit. Nó phải được bảo vệ bởi các chất chống oxy hoá và được bao bọc bởi chất Gelatin và đường.
– 2,Vitamin B1: Bền vững ở pH thấp và giảm tác dụng khi tăng pH kiềm. Vitamin B1 bị phân huỷ bởi tác nhân oxy hoá trong môi trường kiềm hoặc trung tính.
– 3,Vitamin B2: Bị phá huỷ bởi ánh sáng và trong dung dịch kiềm, nhất là những chất có tính khử mạnh.
– 4,Vitamin B6: Bị phá huỷ bởi ánh sáng và trong các dung dịch pha loãng. Chỉ bền trong dung dịch axit và dạng khô.
– 5,Vitamin B12: Bị phá huỷ bởi các tác nhân gây oxy hoá khử. Bị mất tác dụng do ánh sáng, vitamin C và Nicotinamid. Bền vững trong dung dịch axit yếu và kiềm. Bền vững cả trong dung dịch nước muối 9%.
– 6,Vitamin C: Bền vững trong điều kiện không khí khô. Bị phá huỷ bởi bức xạ, chất oxy hoá trong dung dịch và trong điều kiện ẩm độ. Nó bị phân ly bởi các ion kim loại như Fe, Cu.
– 7,Vitamin E: Bởi phá huỷ bởi oxy không khí và đặc biệt trong môi trường kiềm. Nó bền vững ở dạng este hay acetat.
– 8,Vitamin K: Không bền vững trong môi trường kiềm và ánh sáng mặt trời.
– 9,Axit Folic: Không bền vững trong dung dịch axít và ánh sáng mặt trời. Cũng không bền vững trong premix và thức ăn có chứa Choline chloric và khoáng vi lượng.
– 10,Vitamin B5: Không bền vững trong dung dịch axit và kiềm.
Lưu ý: ENDOX chất chống oxy hoá dùng để trộn vào thức ăn gia súc gia cần hay premix các loại theo tỷ lệ 250-500g/tấn.
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !
Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!
TRỢ GIÚP
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com
Facebook: http://www.facebook.com/bsphamxuantrinh