Sat. Apr 27th, 2024

BỆNH DO TỔN THƯƠNG

Đây là một bệnh nội ngoại khoa tổng hợp do nhiều yếu tố gây nên cho đàn gà từ nhỏ đến lớn. Sự tổn thương có thể gây chết trong các trường hợp sau.

I – DO THỤ TINH

1,Trong quá trình thụ tinh gà có thể bị gãy chân, gãy cánh, vỡ gan hoặc tím bầm cơ thể. Do sự sai khác trọng lượng giữa con trống và con mái hoặc do gà mái công nghiệp nuôi thiếu dinh dưỡng chất khoáng làm cho xương đã mềm sẵn dễ gãy.

2,Trong phương pháp thụ tinh nhân tạo ở gà, dụng cụ cơ giới cũng có thể làm tổn thương hậu môn và lỗ huyệt gây viêm kết phát xoang bụng và chết.

thụ tinh gà

II – DO CẮT MỎ

Do sai sót kỹ thuật trong quá trình cắt mỏ như nhiệt độ dao cắt thấp làm vết cắt không cầm được máu gây mất máu và chết. Hoặc do cắt không đúng quy cách làm gà ăn uống không được. Vết thương lâu lành kéo dài gây nên nhiễm trùng kế phát và chết.

cắt mỏ gà

III  – DO MỔ LẪN NHAU

Đây là hiện tượng gặp nhiều trên đàn gà ở nhiều lứa tuổi. Nhưng ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi thấy nhiều hơn. Gà thường mổ lông nhau, mổ lông đuôi, lông chân, mổ hậu môn làm lòi ruột và chết.

Hiện tượng mổ lẫn nhau có thể do một số nguyên nhân như:

1,Do gà không cắt mỏ nhốt cùng nhau với mật độ quá đông.

2,Do ánh sáng quá nhiều hoặc dùng bóng đèn điện với cường độ ánh sáng cao, nhất là bóng đèn đỏ làm cho gà bị kích thích và thường mổ lông ở chân, ở đuôi( vì những sợi lông ở đó thường bóng sáng hơn những chỗ khác).

3,Do nhiệt độ quá cao trong chuồng nuôi cũng làm cho thần kinh bị kích thích gây nên mổ lẫn nhau.

4,Do thức ăn bị thiếu muối khoáng và các axit amin như Methionin……..là các nguyên liệu tạo xương, tạo máu, tạo protit và lông cho cơ thể gà. Khi thiếu những yếu tố trên , gà mổ lung tung và ăn lẫn nhau để cho đủ chất( nhất là gà đẻ khi thiếu Ca thường đẻ non và mổ trứng ăn) làm cho những con gà khác đang đẻ bị mỏ gây tổn thương hậu môn hoặc thủng bụng, lòi ruột ra chết.

gà cắn mỏ

IV – BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Bổ sung lượng gà trống mái theo tỷ lệ quy định và trọng lượng gà trống mái không quá chênh lệch.

Cắt mỏ phải đúng quy trình kỹ thuật quy định.

Mật độ gà phải vừa phải không quá đông.

Nhiệt độ chuồng nuôi không được quá nóng.

Ánh sáng trong chuồng nuôi vừa phải, không dùng bóng đèn có cường độ ánh sáng quá cao.

Khẩu phần ăn phải đủ dinh dưỡng, đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin và các axit amin cần thiết.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!