BỆNH HỘI CHỨNG GIẢM HẤP THU DINH DƯỠNG
Hội chứng giảm hấp thu dinh dưỡng là một bệnh mới có tính chất rất phức tạp vì vậy trong những năm gần đây nhiều nước đã nghiên cứu và báo cáo với các tên gọi khác nhau: Bệnh”trực thăng”(giảm hấp thu một cách đột ngột), bệnh hoại tử cơ đầu đùi, bệnh xương dễ gây hội chứng gia cầm bị xanh xám, bệnh lùn và còi cọc.
I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ
Bệnh chủ yếu xảy ra trên gà, cả gà tây.
II – NGUYÊN NHÂN
Một số tài liệu cho rằng do Reovirus gây nên. Còn một sô tài liệu khác tuy có báo cáo về triệu chứng lâm sàng của bệnh này nhưng chưa xác định rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh.
III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY
Có thể lây lan từ đàn gà trước sang đàn gà sau, do mầm bệnh của đàn gà trước đã thải qua môi trường và chuồng trại, nhiễm vào thức ăn, nước uống cho đàn sau.
Lây lan giữa con bệnh và con không bệnh trong cùng một đàn. Cũng do mầm bệnh truyền qua thức ăn và nước uống.
IV – TRIỆU CHỨNG
Bệnh chỉ xảy ra ở gà con và gà giò từ 1-6 tuần tuổi với triệu chứng như sau:
– Gà con tiêu chảy kéo dài, phân sống( thức ăn chưa tiêu hết) có bọt trên phân có thể thấy những vết nâu sáng hay sậm.
– Một số gà lông xấu xí, đặc biệt lông cánh sã xuống.
– Gà còi cọc, tăng trọng chậm.
– Màu sắc đầu và chân nhợt nhạt.
– Độ 5-6 tuần tuổi có một số con có biểu hiện đi khập khiễng hoặc ngã về một bên.
– Một số con thể hiện triệu chứng thần kinh do nhũn não.
– Tỷ lệ chết tuỳ thuộc vào từng vùng, trung bình khoảng 4%.
V – BỆNH TÍCH
– Viêm ruột, niêm mạc ruột màu nâu sậm. Trong ruột có chất dịch lỏng màu nâu và có bọt, kết hợp thức ăn không tiêu còn ở ruột già.
– Tuyến tụy bị viêm thoái hoá.
– Tuỷ xương viêm, xương phát triển bất bình thường.
– Cơ đầu đùi bị viêm hoại tử( lúc đầu đỏ, sau hoại tử trắng, dễ nhầm với bệnh Gumboro).
VI – CHẨN ĐOÁN BỆNH HỘI CHỨNG GIẢM HẤP THU DINH DƯỠNG
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học.
Cần phân biệt với bệnh Gumboro, hai bệnh giống nhau về triệu chứng lâm sàng, ủ rũ, lông khô lù xù, phân trắng nâu, cơ đùi viêm xuất huyết. Nhưng bệnh Gumboro có sưng túi Fabricius màu đỏ sau teo lại. Còn bệnh hội chứng giảm hấp thu không sưng túi Fabricius.
VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HỘI CHỨNG GIẢM HẤP THU DINH DƯỠNG
a) Phòng bệnh
+ Chủ yếu vệ sinh chuồng trại và không nên nuôi những đàn gà có lứa tuổi khác nhau trong cùng một chuồng. Vì bệnh dễ lây lan từ đàn trước sang đàn sau.
+ Phòng bằng vaccin Avian Reovirus( vaccin vô hoạt nhũ dầu phòng nhiễm Avian virus, Reovirus gây viêm khớp và hội chứng giảm hấp thu thức ăn).
– Chủng lần 1 lúc 4-6 tuần tuổi.
– Chủng lần 2 trước lúc đẻ 4 tuần.
Liều tiêm bắp mỗi lần 0,5cc/con. Thuốc chủ yếu chủng cho gà đẻ giống để kháng thể được truyền qua trứng tạo miễn dịch cho gà con trong giai đoạn 1-4 tuần tuổi.
b) Trị bệnh
Không có thuốc trị bệnh này.
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !
Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!
TRỢ GIÚP
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com
Facebook: http://www.facebook.com/bsphamxuantrinh