Thu. Apr 25th, 2024

BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ

Bệnh Newcastle ở gà là một loại bệnh dịch tả ở gà hay còn được gọi là bệnh gà rù. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gà gây ra tỷ lệ chết cao, mức độ lây lan nhanh ảnh hướng tới năng suất thịt, trứng…

1. Nguyên nhân bệnh Newcastle trên gà

Bệnh do Myxo virus gây ra.

Loài gia cầm mắc bệnh: gà và các loại chim đồng loại đều có thể mắc.

Tuổi gà mắc bệnh: tất cả các lứa tuổi. Mùa phát bệnh: quanh năm, nhưng về mùa đông dễ bùng phát hơn so với các mùa khác.

Phương thức truyền lây: qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua tiếp xúc.

2. Triệu chứng bệnh Newcastle trên gà

2.1. Bệnh Newcastle thể cấp tính

Thời gian ủ bệnh Newcastle khá ngắn chỉ từ 3 – 5 ngày. Lúc này, gà có biểu hiện bỏ ăn, ủ rũ nhanh chóng ( xù lông, rù), mắt lim rim buồn ngủ, tiêu chảy mạnh. Thêm vào đó, mào chuyển tím tái, thở khò khè có kèm theo khẹc, hen hoặc loặc xoặc. Gà nằm túm đống hoặc đứng lẻ loi, biểu hiện rụt cổ, xù lông. Gà chảy nước dãi, có thể kéo thành sợi, bị nặng hơn có thể thấy viêm mọng mí mắt, diều chướng hơi, thức ăn không tiêu. Nếu vạch hậu môn thì thấy xung quanh lỗ huyệt bẩn thấy phân xanh, phân trắng bám dính. Hậu môn gà xuất huyết viêm đỏ.

 Nếu gà đang đẻ trứng mắc bệnh thì chỉ sau 1 -2 ngày bệnh: Năng suất trứng giảm rõ rệt, trứng có hình dạng không bình thường, vỏ mềm, dễ vỡ, kích thước nhỏ…. Thể trạng gà xấu đi nhanh chóng và chết nhanh ở thể cấp tính khá cao 60 – 90% và có thể chết 100%

2.2. Bệnh newcastle thể dưới cấp ( dạng phát bệnh dịch trung bình)

Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc, gà rất khó thở, phải rướn dài, rướn cao cổ để hít khí, tiếng tóc thưa thớt. Thêm vào đó, gà đi tiêu chảy phân xanh, phân xanh trắng, ăn uống kém. Diều chứa đầy hơi hoặc chất lỏng, gầy rộc, mào thâm, xung quanh lỗ huyệt bẩn do phân xanh trắng bám dính. Gà bệnh bị liệt chân, liệt cánh, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ khiến gà không ăn uống được, gầy sút nhanh và chết. Vì thế nên gà chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ lên đến 60-70%.

2.3. Bệnh newcastle không điển hình, phát chậm

Trong đàn gà bình thường một số con gà kém ăn rồi bỏ ăn từ từ, gầy, khô, lông kém mượt, da chân da mỏ kém bóng. Gà ỉa chảy phân xanh hoặc vàng trắng. Không những thế, đàn gà có con ho hen loặc xoặc hoặc sặc khoẹt giống như bệnh CRD, tiếng tooc ít khi cõ. Hậu môn ẩm ướt bết dính phân xanh trắng. Gà có biểu hiện tăng dần mỗi ngày. Một số con  trong đàn gà vẫn tiếp tục ăn uống, đi lại bình thường thì lại  có một số gà chết theo rải rác, lác đác và có xu thế tăng dần.

Đối với đàn gà đẻ: Sản lượng trứng lúc đầu không giảm nhưng trứng dị hình, vỏ mềm, dễ vỡ, kích thước nhỏ. Sau khi phát bệnh từ 10 -15 ngày sản lượng trứng mới bắt đầu giảm và cũng giảm từ từ. Nếu bà con không chú ý thì  để lại hậu quả cũng khá nghiêm trọng.

3. Bệnh tích trên bệnh Newcastle trên gà

BỆNH NEWCASTLE  BỆNH NEWCASTLE

-Thể quá cấp:

Bệnh tích không rõ, chỉ thấy những dấu hiệu xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực cơ quan hô hấp.

-Thể cấp tính:

  • Xoang mũi và miệng có nhiều dịch nhớt màu đục, niêm mạc miệng, hầu, khí quản xuất huyết, viêm phủ màng giả có fibrin. Ở một số trường hợp, tổ chức vùng đầu, hầu, cổ bị thủy thũng, thấm dịch xuất vàng.
  • Bệnh tích điển hình thường tập trung đường tiêu hóa:
  • Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, lấm tấm màu đỏ tròn bằng đầu đinh ghim, điểm xuất huyết tương ứng với các lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt.
  • Dạ dày cơ xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin.
  • Ruột non xuất huyết, viêm, trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc áo. Trường hợp nặng, nốt loét có thể lan xuống ruột già, hậu môn.
  • Hạch manh tràng  viêm, xuất huyết hoại tử. Gan có một số đám thoái hóa mỡ nhẹ, màu vàng xám. Thận phù nhẹ, có màu nâu xám. Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt, từng đám. Trứng non vỡ trong xoang bụng. Bao tim, mỡ vành tim xuất huyết, xoang ngực, bề mặt xương ức xuất huyết.

-Thể mãn tính:

Bệnh tích đại thể không rõ, chỉ có thể quan sát bệnh tích ở mức độ vi thể là thoái hóa và viêm tế bào thần kinh với sự thâm nhiễm tế bào lâm ba quanh mạch ( thường thấy nhất ở tiểu não, cũng có thể thấy ở tủy sống).

4. Cách phòng bệnh Newcastle

  • Phòng bệnh bằng vaccine và kháng huyết thanh.

Có thể sử dụng kháng huyết thanh với liều 1ml/kgP. Hiện nay, trong nước có sản lượng xuất kháng thể kháng virus Newcastle từ lòng đỏ trứng gà, có thể sử dụng để phòng bệnh với liều 1-3ml/con.

Vaccine chết: thường sử dụng trên đàn gà giống, có thể sử dùng cho gà con.

Vaccine giảm độc: được sử dụng phổ biến ở nước ta. Cần lưu ý sử dụng vaccine theo đúng lứa tuổi. Vaccine hệ II bao gồm các chủng F, B1, Lasota: dùng cho gà con nhỏ hơn 2 tháng tuổi ( vaccine này miễn dịch thấp nhưng an toàn với gà con). Vaccine hệ I bao gồm chủng H,M: chỉ dùng cho gà trên 2 tháng tuổi ( vaccine này cho miễn dịch cao hơn hệ II nhưng có thể gây bệnh cho gà con nhỏ hơn 6 tuần).

  • Vệ sinh phòng bệnh
  • Ở những vùng chưa có dịch:

Áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng bệnh:

  1. Hạn chế người đi lại tham quan, trước khi ra vào trại phải tắm rửa, thay quần áo và giày dép.
  2. Hố sát trùng luôn luôn đảm bảo đậm độ.
  3. Khi mua gà, trứng phải đảm bảo chắc chắn từ những nơi không có bệnh.
  4. Gà mua về phải cách ly theo dõi ít nhất là 10 ngày trước khi nhập vào đàn.
  5. Đảm bảo quy trình tiêm phòng Newcastle và Gumboro.
  • Khi có dịch xảy ra:
  1. Phải dập tắt dịch nhanh chóng.
  2. Xử lý toàn bộ gà đang mắc bệnh và đang nhiễm bệnh.
  3. Tẩy uế chuồng trại và tiêm phòng cho toàn bộ gà còn lại bằng vaccine giảm độc. Sau 2 tuần có thể dập tắt ổ dịch.

5. Điều trị bệnh Newcastle

  • Khi phát hiện gà bị bệnh Newcatle chúng ta làm như sau:
  • Gà bị Newcatle kèm viêm ruột:
  • Mua ngay vacxin ND-IB pha chung với Dypiron nhỏ vào mắt hoặc mũi
  • Kết hợp với hạ sốt và kháng sinh phổ rộng, dùng liều nhẹ
  • Điều trị bệnh kế phát hoặc bệnh ghép cùng Newcatle
  • Gà bị Newcatle nhưng phân bình thường.
  • Mua ngay vacxin ND-IB cho uống liều gấp 2
  • Dùng thêm hạ sốt và thuốc điều trị bệnh kế phát

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!