Thu. Apr 25th, 2024

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

Ngộ độc thức ăn do độc tố Aflatoxin xảy ra do gia cầm ăn phải độc tố nấm từ thức ăn. Đặc biệt trong các nguyên liệu bánh dầu lạc, đậu tương, ngô, cám và ngay cả những chất độn chuồng hay bụi do thức ăn rơi rớt sinh ra nấm. Đặc điểm của bệnh nếu nhiễm nhiều sẽ chết nhanh trong vòng 24 giờ hoặc gan sưng nổi sần( ung thư gan), sưng ống mật, sưng thận, ức chế tế bào sinh sản, ngăn cản quá trình tổng hợp protein nên gà chậm lớn, đẻ giảm, hệ thống miễn dịch bị phá huỷ, gia cầm rất dễ bị các bệnh khác kế phát. Tỷ lệ chết tuỳ thuộc vào độc tố nhiễm nhiều hay ít. Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước có chăn nuôi gia cầm. Nhất là những nước có kỹ thuật chế biến, bảo quản thực phẩm kém.

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

Tất cả các loài gia cầm đều nhiễm bệnh. Trong đó vịt mẫn cảm hơn gà. Còn gà con mẫn cảm hơn gà trưởng thành.

II – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

Do một số loại nấm có khả năng sản sinh ra độc tố Aflatoxin và các độc tố khác gây hại cho gà. Tên những nấm thường gây bệnh như sau:

1,Aspergillus flavus: Sản xuất ra 14 loại độc tố tình trạng đó độc tố B1 là độc nhất.

2,Aspergillus ochracens: Sản xuất ra độc tố màu đất son, trong đó độc tố A và B là cơ bản nhất.

3,Fusariums: Sản xuất ra một số lượng độc tố, trong đó Zearalione và Trichothecenes là quan trọng nhất.

Quá trình hình thành nấm: Do các hạt ngũ cốc bị tổn thương do quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, hoặc do côn trùng kiến mọt đục khoét. Nấm phát triển dễ dàng bắt đầu từ những hạt ngũ cốc bị xây xát trong điều kiện độ ẩm trên 14%. Khi nấm bắt đầu phát sinh phát triển, nó tạo ra một quá trình trao đổi nước riêng biệt. Vì vậy ngay cả điều kiện bảo quản thức ăn với độ ẩm thấp dưới 14% nấm vẫn có thể phát triển được. Trong thành phần thức ăn của gia cầm đều có khả năng phát triển nấm. Nhưng ở bánh dầu lạc là nhiều nhất. Tốc độ phát triển của nấm phụ thuộc vào thời tiết. Khí hậu mát mẻ(dưới 21oC), ẩm ướt do mưa nhiều thì nấm phát triển càng nhanh.

Độc tố của nấm hay còn gọi là Toxins không bị phá huỷ trong quá trình chế biến, xay nghiền hay nấu chín.

Trong chăn nuôi gia cầm, nếu máng ăn, máng uống không được vệ sinh thay rửa thường xuyên, thức ăn còn tồn đọng kéo dài cũng có thể phát triển nấm gây độc cho gia cầm.

III – CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY

Ăn phải thức ăn có nhiễm độc tố nấm.

BỆNH DO NẤM

IV – TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

a) Triệu chứng

Bệnh có thể thay đổi tuỳ thuộc vào độc tố và thời gian(dài  hay ngắn) mà gia cầm ăn phải thức ăn có độc tố. Sự nhiễm Aflatoxin được biểu hiện qua các triệu chứng:

Gia cầm non chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi khập khiễng, co giật và da tím tái.

Phân tiêu chảy đôi khi nhiễm máu( do nhiễm độc tố nặng làm xuất huyết ruột). bệnh nhiễm độc kéo dài thấy phân xanh và thức ăn sống( còn nguyên tấm, ngô).

Ở gia cầm đẻ giảm tỷ lệ trứng và có nhiều điểm máu ở trong trứng. Xác gầy ốm.

Khả năng mẫn cảm với các bệnh khác tăng do sự suy giảm hệ thống miễn dịch và suy giảm khả năng hấp thu các vitamin.

b) Bệnh tích

Nếu nhiễm độc tố nặng thì giai đoạn đầu thấy gan sưng màu xám, thận sưng tái và cả gan và thận đều xuất huyết đỏ li ti.

Độc tố nhiễm ít nhưng liên tục thì gan nổi sần những cục trắng và dai, gan teo màu xám.

Thận sưng to, tế bào thận bị thoái hoá, màu trắng(do gan bị xơ nên độc tố chuyển qua thận làm thận bị tổn thương).

Ruột bị xuất huyết li ti.

Trong một vài trường hợp tuyến Bursa và Thymus bị teo( vì vậy khả năng miễn dịch giảm).

Một số trường hợp thấy sung huyết ở đùi và chân. Trong tuỷ xương màu nhợt nhạt.

Biểu hiện triệu chứng và bệnh tích ở các độc tố:

1,Loại T2-Toxin là tác nhân gây viêm và kích thích da, niêm mạc. Gây hoại tử niêm mạc miệng, mặt trên và dưới của mỏ, mặt lưỡi và vòm miệng với các màu sắc khác nhau từ màu trắng tới màu kem. Sự tăng trọng giảm của gia cầm non có khả năng liên quan tới việc lấy thức ăn do tổn thương ở miệng như trên.

2,Loại F2-Toxin: Độc ttó này chủ yếu gây giảm đẻ trứng. Độc tố Ochratoxin SA và B là tác nhân gây chủ yếu ở gà. Nếu nhiễm nồng độ độc tố cao gà sẽ chết trong vòng 24giờ. Nếu nhiễm dưới liều chết, gà sẽ chậm lớn. Nhưng gây viêm thận cấp tính, gan thoái hoá hoặc hoại tử, ruột viêm. Tuỷ xương không phát triển. Tổ chức Lympho ở lách và tuyến Bursa tiêu biểu. Đôi khi thấy xuất huyết nhỏ ở dạ dày tuyến. Xác gầy còm.

Về tổ chức bệnh lý học:

+ Ở vịt: Tế bào nhu mô gan sưng và có hạt.

Tế bào thoái hoá bắt màu Eosin đậm với tế bào chất đồng nhất.

Nhân tế bào to ở trong giai đoạn phân chia.

Thêm vào đó tế bào chất của tế bào gan có nhiều không bào. Ống dẫn mật tăng sinh( hiện tuợng này có thể thấy ở gia cầm sau khi ăn phải độc tố từ 10-12 ngày trong trường hợp mạn tính).

Thận thấy tiểu cầu thận dày lên và sưng lớp biểu mô giữa các ống thận.

+ Ở gà:

Túi sinh nhu mô gan thường hướng vào gan.

Bạch cầu đa nhân và tế bào Lympho tập trung xung quanh cửa thận.

Tuyến tuỵ bị thoái hoá.

Ở thận cũng giống như ở trên vịt.

V – CHẨN ĐOÁN

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích có trên gia cầm.

+ Phết kính tế bào gan, thận xem tổ chức học.

+ Phân lập và giám định nấm trong thức ăn.

+ Làm phản ứng thử nghiệm gây hoại tử da cho chuột.

+ Dùng thức ăn nghi nhiễm độc tố cho vịt ăn theo dõi tốc độ phát triển và bệnh tích gan thận( vì vịt rất mẫn cảm với độc tố nấm).

VI – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

+ Bảo quản thức ăn nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

+ Loại bỏ những hạt thức ăn bị hư hỏng, nấm mốc trước khi chế biến thành thức ăn.

+ Không cho ăn thức ăn đã bị nấm mốc.

+ Những thùng đựng thức ăn nên để trống một thời gian sau khi đã dùng hết thức ăn.

+ Dùng những chất ức chế nấm phát triển như:

Quixalus trộn 1g/10kg TĂ.

8-Hydroxyquinoline trộn thức ăn 0,005%.

Mycostatin trộn 1g/kg TĂ.

Gentian violet trộn thức ăn 0,005-0,15%.

Altech trộn 1g/kg TĂ.

Propionic axit trộn thức ăn 0,005-0,15%.

Thiabedazone trộn thức ăn 0,01%.

Feed curb trộn 0,5g/kg TĂ.

b) Trị bệnh

+ Không có thuốc trị độc tố của nấm. Biện pháp duy nhất là thay ngay thức ăn đã bị nhiễm độc tố nấm. Sau 1-4 tuần gia cầm sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Nên sử dụng đậu tương thay cho bánh dầu lạc ở những đàn gia cầm đã bị nhiễm độc tố nấm. Vì đậu tương ít bị nấm hơn.

+ Hoà vào nước uống những thuốc trợ sức và giải độc như glucoza 5-10g/lít nước uống, vitamin C 1-2g/lít nước. Dùng liên tục 5-10 ngày sau khi bị nhiễm độc tố Aflatoxin.

+ Bổ sung thêm Methionin vào thức ăn để hồi phục chức năng giải độc cho gan.

+ Trộn Quixalus vào thức ăn liều 1g/1-2 kg TĂ, liên tục 5-10 ngày.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!