Sat. Oct 12th, 2024

BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở LỢN CON

Viêm ruột hoại tử là một  bệnh truyền nhiễm thường xảy ra cấp tính ở lợn con theo mẹ dưới một tuần tuổi, ít khi trên một tuần tuổi. Bệnh do vi khuẩn yếm khí, Gram dương Clostridium perfringens typ B và C gây ra bởi đặc trưng với các biểu hiện viêm xuất huyết hoại tử ruột, tiêu chảy và chết đột tử.

1. Nguyên nhân

   Do vi khuẩn yếm khí, gram dương Clostridium perfringens typ B và C 

2. Triệu chứng

3.1. Thể quá cấp

Bệnh thường xảy ra 10-36 giờ sau khi lợn con sịnh ra. Lợn bệnh thường chết do tiêu chảy ra máu, thân nhiệt dưới mức bình thường, có những con chỉ đo được đến 35,5-36ºC. Da mềm phần bụng xanh tím đến tím đen. Tỷ lệ chết ở thể này tới 100%.

3.2. Thể cấp tính

Chỉ một vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng giống như thể quá cấp như là viêm xuất huyết hoại tử ruột tiêu chảy phân màu cà phê chứa lẫn các mảng niêm mạc ruột bị hoại tử màu ghi xám thì lợn lười đi lại hoặc chuyển động vô hướng và thường nằm li bì. Khi chúng ta sờ nắn để khám thì chúng phản xạ yếu, thân thể nhão gầy, yếu lả, thân nhiệt dưới mức bình thường.

Lợn bị viêm ruột hoại tử hầu hết chết trong ba ngày phát bệnh.

3.3. Thể dưới cấp tính

Đây là những trường hợp mà viêm ruột hoại tử không kèm theo tiêu chảy ra máu và thường xuất hiện lúc lợn đạt 5-7 ngày tuổi. Phần đông số lợn ốm ở thể này vẫn muốn ăn uống ( muốn bú), nhưng ngay sau đó chúng lại bất ngờ tiêu chảy rất mạnh. Phân lúc đầu loãng, màu vàng sau đó chuyển sang tiêu chảy phân toàn nước trong và chứa một số mảng niêm mạc ruột bị hoại tử. Chỉ sau ít giờ là lợn ốm bị chết do mất nước và nhiễm độc.

3.4. Thể mãn tính

Hiện tượng tiêu chảy kéo dài khoảng một tuần. Phan loãng, màu vàng ghi và có các mảng bám niêm mạc ruột bị hoại tử. Lúc này, chúng thường đã qua 10 ngày tuổi nhưng về độ lớn thì chỉ bằng lợn 4 – 5 ngày tuổi. Một số con sẽ chết dần, một số con khác sẽ bị loại thải do không đủ sức sống, còi cọc, xấu xí..

3. Bệnh tích

BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở LỢN CON
Viêm ruột hoại tử
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở LỢN CON
Viêm ruột hoại tử

4.1. Thể quá cấp

Do không có tiêu chảy kéo dài nên khi nhìn tổng thể thấy cơ thể lợn ốm chết ( do nhiễm độc) hầu như không có gì thay đổi, không bị mất nước, không nhão. Các bệnh tích điển hình gồm: da phần bụng có màu tím đen, phân lẫn máu, thành bụng bị phù nề, dày lên, có nhiều dịch đỏ ở xoang ngực và xoang bụng.

Ruột non bị viêm xuất huyết sâu và rất nặng. Máu ở động mạch bụng ứ đọng nhiều. Đặc biệt là đoạn giữa môn vị dạ dày đến không tràng dài khoảng 14cm có màu đỏ thẫm hoặc màu cà phê và cũng từ không tràng đến gần ruột thừa khoảng 20 -30 cm cũng có biến đổi như vậy. Toàn bộ đường ruột bị viêm xuất huyết nặng đỏ thẫm đến tận hậu môn.

Các hạch lâm ba đặc biệt là hạch ruột, hạch màng treo ruột sưng và xung huyết đỏ tấy.

4.2. Thể cấp tính

Lợn chết do mất nước và nhiễm độc nên sút cân rõ rệt. Toàn bộ nội tạng khi mổ ra và quan sát từ ngoài vào đều thấy màu đỏ. Trong đoạn hồi tràng do chứa nhiều khí nên có khoảng 40cm ruột căng phồng và đỏ rực. Một số trường hợp thấy viêm dính phúc mạc.

Thành ruột bị phù nề và dày lên rất nhiều. Trong ruột, chất chứa màu nâu lẫn máu xen kẽ các mảng niêm mạc ruột bị hoại tử.

4.3. Thể dưới cấp

Các bệnh tích tập trung ở ruột non.

Thành ruột bị phù nề và dày lên. Niêm mạc bị viêm xuất huyết, hoại tử nặng. Do đó, khi nhìn từ ngoài vào qua màng ruột ( serose) thấy chất chứa màu ghi xám. Thành ruột có nhiều đám màng giả hoại tử màu ghi xám bao phủ.

4. Phòng bệnh

Để tránh sự thiệt hại do bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con cần tiêm vaccine chống C.perfringens cho lợn mẹ ( nái chửa) 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần, lần thứ 2 phải tiêm trước khi đẻ 15 ngày.

Chủ động công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng cho nái đẻ, ổ đẻ trước khi đẻ.

5. Điều trị

Phác đồ: – Tiêm Ampicolis – LA hoặc Tia – Colis

  • Hoặc pha Aptysin 200 với nước, bơm vào miệng heo con.
  • Kết hợp thuốc bổ, hạ sốt

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia súc tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!