Sat. Oct 12th, 2024

Mẹo chữa bệnh đường ruột trên – Phạm Xuân Trịnh

Trong quá trình nuôi, nếu người nuôi không kiểm soát tốt chất lượng nước dẫn đến tình trạng ỗ nhiễm nguồn nước ao nuôi. Từ đó dẫn đến xuất hiện của bệnh đường ruột trên tôm càng trở nên khó kiểm soát. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sự phát triển của tôm nhất là sự thành công của vụ nuôi.

1.Nguyên nhân gây bệnh đường ruột trên tôm

Do môi trường:

  • Trong suốt giai đoạn nuôi, người nuôi không kiểm soát tốt chất lượng môi trường nước. Môi trường ô nhiễm do thức ăn dư thừa nhiều, ao nhiều chất hữu cơ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát tán nhanh. Vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột,…. Vi khuẩn làm xuất hiện các đốm trắng và màu vàng nhạt trên thành ruột dẫn đến bệnh phân trắng.
  • Các dụng cụ, vật tư thiết bị… chưa được vệ sinh xử lý triệt để.
  • Nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm do các chất lắng đọng (thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm, xác tảo)

Do thức ăn không tốt:

  • Thức ăn để lâu bị ẩm, vón cục, nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều độc tố, khi cho tôm ăn sẽ dễ bị mắc bệnh đường ruột.
  • Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt,…lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn phải bệnh lây lan.

Do tảo độ trong ao nuôi:

  • Do tôm ăn phải các loại tảo độc trong ao đặc biệt là nhóm tảo lam. Các loài tảo độc sẽ tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến ruột không hấp thụ được thức ăn dẫn đến bị bệnh. Tôm tình trạng bị phân trắng, phân bị đứt khúc do tôm ăn tảo lam và không thể tiêu hóa được.
  • Bạt nuôi bị nhớt, các thiết bị, dụng cụ bị nấm đồng tiền tôm ăn phải gây bệnh đường ruột.

Do con giống kém chất lượng

  • Thời tiết thay đổi: nắng nóng kéo dài, mưa gió thất thường hoặc lạnh quá làm tôm ăn yếu, bỏ ăn lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh đường ruột ở tôm.

Do ký sinh trùng đường ruột

  • Gregarines (trùng hai tế bào): gregarines ký sinh trên nhóm hai mãnh vỏ và giun nhiều tơ, ốc,…
  • Khi tôm ăn phải các loài trên, đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập. Chúng bám vào các nhung mao của đường ruột. Tại điểm này không hấp thu  được chất dinh dưỡng dẫn đến xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh sáng mặt trời

2.Biểu hiện của bệnh đường ruột ở tôm

  • Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, tôm bị chậm lớn, sức khỏe yếu
  • Đường ruột loãng làm tôm không hấp thụ được thức ăn tôm bị hoại tử đường ruột
  • Đường ruột của tôm bị đứt khúc thành từng đoạn hoặc thức ăn không có ở ruột tôm, đường phân bị cong, có màu sắc nhợt nhạt
  • Khi có tiếng động lớn hoặc ánh sáng mạnh, tôm rất sợ hãi.
  • Nếu bị nặng hơn thì tôm bị mũ cuối đuôi, tôm xuất hiện đốm trắng, đường ruột có thể bị xuất huyết.
  • Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.
  • Sau khi tôm mắc bệnh đường ruột, nếu cho ăn nhiều. Chúng sẽ chết càng nhanh và hiện tượng chết sẽ xảy ra sau 2 – 3 ngày. Nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi.

3. Mẹo chữa bệnh đường ruột trên tôm

Dùng mật con bò bỏ vào chai trong tủ lạnh trộn 1ml cho 1kg thức ăn để chữa bệnh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.

Bà con có thể xem thêm về các bệnh thủy sản tại đây !

Chúc quý bà con nuôi dưỡng thành công!

Liên hệ:

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

Công ty TNHH Supervet

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Facebook: https://www.facebook.com/thuocthuysupervet

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!