NÁI BỊ VIÊM TỬ CUNG – PHẠM XUÂN TRỊNH
Nái bị viêm tử cung ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa. Heo con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Heo nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản.
1.Nguyên nhân nái bị viêm tử cung
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
– Can thiệp không đúng kỹ thuật khi lợn đẻ khó.
– Lợn bị nhiễm trùng từ chuồng trại do chuồng trại kém vệ sinh.
– Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn.
– Cơ quan sinh dục ngoài bẩn.
– Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp.
– Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.
2.Triệu chứng nái bị viêm tử cung
– Thể cấp tính:
Con vật sốt 41 – 420C trong vài ngày đầu: âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra ngoài và thường có 3 dạng viêm:
+ Viêm dạng nhờn là thể viêm nhẹ xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày. Niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ. Tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục lợn cợn, có mùi tanh vài ngày sau dịch tiết dịch nhờn giảm lại đặc và hết hẳn. Heo không sốt hoặc sốt nhẹ, heo vẫn cho con bú bình thường.
+ Viêm dạng mủ là thể viêm nặng thường xuất hiện trên heo có thể trạng xấu. Số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Con vật thường sốt 40 – 410C. Heo khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng. Phân có màng nhầy, mệt mỏi, ít cho con bú hay đè con.
+ Viêm dạng mủ lẫn máu là phản ứng ăn sâu vào lớp tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Con vật có các biểu hiện như dịch viêm, có mủ lẫn máu mùi rất tanh, sốt cao, không ăn kéo dài. Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, thở nhiều, khát nước, mệt mỏi, kém phản xạ với tác động bên ngoài, đôi khi đè con.
– Thể mạn tính:
Con vật không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhày. Dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo. Dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường thụ tinh không có kết quả. Quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai làm chết thai.
3.Phòng bệnh
Để phòng bệnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái khi mang thai và sau sinh, tiến hành can thiệp hỗ trợ lợn đẻ đúng kỹ thuật
Sau khi sinh 2h, có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau để tiêm cho lợn để phòng viêm tử cung do nhiễm khuẩn như: Đặc trị viêm tử cung và Diclofenac. Liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thường xuyên bổ sung các vitamin và khoáng vào khẩu phần thức ăn. Việc này giúp tăng tái tạo tế bào niêm mạc, giảm lão hóa, giảm xây xước và viêm nhiễm.
4.Trị bệnh
Hộ lý: Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tẩy uế chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng, chăm sóc nuôi dưỡng heo nái tốt.
Bước 1:
– Dùng 3ml Hanprost hoặc Enzaprost hoặc Lutalyse tiêm vào cánh bướm và theo dõi 24h để dịch viêm đẩy ra ngoài
Bước 2:
– Dùng vua sát trùng thụt rửa 2 ngày (1 lần/ ngày).
– Kết hợp tiêm thuốc Đặc trị viêm tử cung và Diclofenac trong 3 ngày (mỗi ngày 1 mũi) . Liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Như vậy với nội dung bài viết hôm nay Supervet đã hướng dẫn bà con cách cho heo hậu bị nhanh lên giống.
Bà con có thể xem thêm về các bệnh vật nuôi tại đây !
Chúc quý bà con nuôi dưỡng thành công!
Liên hệ:
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
Công ty TNHH Supervet
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Facebook: https://www.facebook.com/thuocthuysupervet