Thu. Apr 25th, 2024

BỆNH E.COLI TRÊN VỊT

Vi khuẩn E.coli gây bệnh trên vịt chủ yếu do 2 chủng E.coli 02 và 078. Có nhiều chủng E.coli khác có trong đường tiêu hoá của vịt nhưng ít khi gây bệnh. Mỗi một chủng E.coli khác nhau sẽ gây bệnh và thể hiện những triệu chứng và bệnh tích khác nhau giống như ở trên gà. Vi khuẩn E.coli xâm nhập qua vết thương ở đường hô hấp, tiêu hoá và có thể đi thẳng vào máu gây bại huyết làm cho vịt chết đột ngột mà chưa biểu hiện bệnh tích.

I – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

– Vịt từ 1-18 tuần tuổi có triệu chứng chết đột ngột với trạng thái thần kinh quay quay đầu. Tỷ lệ chết từ 5-15%.

– Phân ở một số bầy thể cấp tính có hiện tượng tiêu chảy phân trắng.

– Ở vịt đẻ một số con có triệu chứng bại liệt do viêm khớp. Trứng đẻ ra có vết máu và phôi thường bị chết(vịt sát).

II – BỆNH TÍCH

Màng bao tim bị viêm trắng. Đôi khi viêm dính vào cơ tim.

Trên cơ tim có điểm xuất huyết lấm tấm.

Gan sưng đen, có trường hợp cũng thấy xuất huyết chấm đỏ.

Lách sưng có đốm trắng hoặc đỏ.

Màng bụng viêm, có sợi fibrin dính vào xoang bụng và ruột.

Màng túi khí viêm trắng và có chất nhầy màu vàng.

Ống dẫn trứng viêm có dịch nhầy trắng.

BỆNH E.COLI TRÊN VỊT

III – CHẨN ĐOÁN BỆNH E.COLI TRÊN VỊT

Căn cứ trên triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.

Phân biệt với một số bệnh có triệu chứng lâm sang giống E.coli như viêm gan do virus, dịch tả, cầu trùng và nhiễm độc tố thức ăn do Aflatoxin. Những bệnh trên dùng  kháng sinh như Chlotetrasol, Noedẽin, Neocyclin, Bencomycin S tiêm đều không khỏi, còn E.coli tiêm điều trị sau 3 liều là khỏi.

Lấy bệnh phẩm tim, gan, phân lập vi khuẩn gây bệnh.

IV – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH E.COLI TRÊN VỊT

a)Phòng bệnh

+ Phòng bằng vaccine Avicolivac hay Neotyphomix

Chủng lần 1: Tiêm bắp hay dưới da liều 0,2-0,3cc/con vào lúc 2 tuần tuổi.

Chủng lần 2: Sau lần 1 từ 3-5 tuần tuổi. Liều tiêm bắp hay dưới da 0,3cc/con.

Chủng lần 3: Cho vịt trước khi đẻ 2 tuần, liều tiêm bắp hay dưới da 0,5cc/con.

 + Phòng bằng kháng sinh:

Dùng một trong những loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn cho vịt sau khi nở từ 1-5 ngày và sau đó dung tiếp 3-4 ngày/tuần/tháng đầu và 3-4 ngày/tháng từ tháng thứ 2 trở đi.

Chloramphenicol liều 50-60mg/kg thể trọng/ngày.

Neotesol liều 150mg/kg thể trọng/ngày.

Spectam W.S 50% liều 50-100mg/kg thể trọng.

Cosumix liều 100mg/kg thể trọng.

Coli SP liều 20mg/kg thể trọng.

AntiColi B hay Colicopha liều 20mg/kg thể trọng.

Imequil hay Flumequil liều 20mg/kg thể trọng.

b)Điều trị bệnh

+ Dùng một trong những loại kháng sinh sau điều trị:

Chlotetrasol tiêm bắp 1cc/5kg thể trọng/ngày, liệu trình 3-4 ngày(pha thuốc với nước sinh lý).

Noedexin hoặc Neocyclin tiêm bắp liều 1cdc/5kg thể trọng/ngày. Liệu trình 3-4 ngày.

Tylo PC tiêm bắp liều 1cc/5kg thể trọng/ngày, liên tục 3-4 ngày(không dung cho vịt đang đẻ vì thuốc kgây giảm đẻ).

Biotex hay Biocolistin, Ampicolistin tiêm liều 1cc/4kg thể trọng/ngày, liên tục trong 2-3 ngày.

Bencomycin S tiêm bắp liều 1cc/30kg thể trọng/ngày, liên tục 3-4 ngày(thuốc này dùng cho vịt đẻ rất tốt vì không gây giảm đẻ).

Flumequil 3% tiêm liều 1cc/2kg thể trọng/ngày, liên tục 2-3 ngày.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!