BỆNH CORYZA TRÊN GÀ
(Sưng phù đầu)
Bệnh Coryza xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi với đặc điểm sưng đầu, viêm xong mũi và thỉnh thoảng ở các mô liên kết với biểu hiện chảy dịch trong hoặc có mủ trắng đặc đóng thành cục trong xoang mũi.
I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ
Bệnh nhiễm chủ yếu ở gà với mọi lứa tuổi.
II – NGUYÊN NHÂN BỆNH CORYZA TRÊN GÀ
Do vi khuẩn Haemophilus gallinarum. Vi khuẩn này không bền vững ở môi trường ngoài tổ chức cơ thể động vật.
III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY
– Lây nhiễm từ những đàn gà bệnh sang đàn gà khoẻ( do nhập đàn mới về hoặc di chuyển đàn tới nơi khác đã có mầm bệnh từ trước).
– Nhiễm qua môi trường chuồng trại, phân đã nhiễm mầm bệnh và con vật hít phải mầm bệnh.
– Qua thức ăn, nước uống. Do những gà bệnh chảy dịch viêm từ mũi vào thức ăn, nước uống. Nguồn bệnh sẽ lây sang những con khác.
IV – TRIỆU CHỨNG BỆNH CORYZA TRÊN GÀ
Sau khi nhiễm bệnh từ 30-48 giờ, gà bắt đầu thể hiện những triệu chứng:
– Sưng đầu và sưng mặt( phù đầu hay phù mặt).
– Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.
– Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần. Do đó gà không ăn uống đựoc và chết.
– Triệu chứng bệnh có thể kéo dài 2 tuần, khi gà khỏi bệnh sẽ tạo ra miễn dịch từ 2-3 tháng.
– Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100 nhưng tỷ lệ chết thấp. Những gà khỏi bệnh tyu có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.
– Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho( do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở).
– Gà đẻ trứng bị giảm(do gà ăn kém).
V- BỆNH TÍCH BỆNH CORYZA TRÊN GÀ
– Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu.
– Tổ chức dưới da, đầu và tích bị phù thũng.
– Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.
VI – CHẨN ĐOÁN
– Căn cứ vào triệu chứng lâm sang và bệnh tích trên đầu gà để xác định bệnh.
– Lấy bệnh phẩm dịch viêm để xét nghiệm và phân lập vi khuẩn.
– Hoặc lấy dịch viêm thử nghiệm trên một số đàn gà khoẻ mạnh khác đem về. Nếu sau 36-48h gà phát bệnh thì đúng là Coryza.
– Cần phân biệt với bệnh sưng phù đầu ở gà hậubị do virus gây bệnh. Biện pháp phân biệt bằng cách dùng dung dịch viêm + kháng sinh sau đó nhỏ vào mũi gà khoẻ mạnh. Sau 36-48h nếu gà phát bệnh thì đó là do virus gây bệnh, còn không phát bệnh là do Coryza.
VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
a) Phòng bệnh
+ Tránh đưa đàn gà bệnh nhốt chung với gà khoẻ mạnh.
+ Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống định lỳ để giảm sự lây lan giữa con bệnh và con khoẻ.
+ Dùng kháng sinh hoà vào nước uống hay thức ăn để ngăn chặn hoặc tiêu diệt mầm bệnh bị lây nhiễm trong nước uống và thức ăn. Kháng sinh có tác dụng tốt như Cosumix, Imequil…..liều lượng và liệu trình sử dụng như trong các bệnh bạch lỵ, thương hàn và CRD gà.
+ Phòng bệnh bằng vaccine chết vô hại:
– Cty Rhone có sản xuất 3 loại vaccine phòng bệnh sưng phù đấu cho gà. Trong 3 loại này một loại do vi khuẩn, còn hai loại do virus và được ghép với một số vi khuẩn khác. Quy trình phòng bệnh như sau:
+ Phòng bằng vaccine Haemovac: Vaccin vô hoạt nhũ dầu. được chế từ vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, phòng được tất cả các chủng Haemophilus gây bệnh viêm xoang mũi.
– Lần 1: Lúc 4 tuần tuổi. Tiêm bắp liều 0,3cc/con.
– Chủng lần 2: Trước lúc đẻ 3 tuần. Liều 0,5cc/con.
+ Vaccin OVC4: Vaccin vô hoạt phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, hội chứng giảm đẻ và hội chứng sưng phù đầu.
– Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi. Phương pháp nhỏ mắt, nhỏ mũi hay cho uống.
– Chủng lần 2: Sau lần 1 từ 3-7 tuần, cũng nhỏ mắt, nhỏ mũi.
Đối với gà để giống, chủng tiếp theo bằng vaccine nhũ dầu OVC4.
+ Áp dụng quy trình chăn nuôi mới: Nhập cùng đợt và xuất cùng đợt, sau mỗi đợt xử lý chuồng trại kỹ lưỡng ròi mới nhập đàn khác về nuôi để tránh nguồn bệnh lây nhiễm qua lại.
b) Trị bệnh
Một số kháng sinh có tác dụng trị bệnh tốt như Ampicillin, Streptokmycin……
– Ampicillin tiêm bắp liều 50-100mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 4-5 ngày.
– Streptomycin, Kanamycin tiêm bắp liều 50-100mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 4-5 ngày.
– Gentamox tiêm liều 1cc/5kg thể trọng/ngày, liên tục 3-4 ngày.
– Biotex hay Biocolistin tiêm liều 1cc/4kg thể trọng/ngày, tục 3-4 ngày.
– Ampicillin tiêm liều 1cc/4kg thể trọng/ngày, , tục 3-4 ngày.
– Tylo PC tiêm liều 1cc/5kg thể trọng/ngày( không dung cho gà đẻ).
– Spiramycin tiêm bắp liều 100.000-150.000UI/kg thể trọng/ngày, liên tục 4-5 ngày.
– Chlotetrasol,Noedexin, Neocyclin tiêm bắp 1cc/5kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
– Septetryl, Polysul, Tetramidan, Suldiazolne tiêm bắp 1cc/3-5kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !
Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!
TRỢ GIÚP
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com