Sat. Oct 5th, 2024

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocid gây bại huyết làm chết đột ngột cho gia cầm. Đặc biệt là gia cầm lớn từ 20 tuần tuổi trở lên. Một số vùng tuy cũng bị nhiễm nhưng do sức đề kháng của cơ thể tốt, bệnh chỉ thể hiện ở trạng thái mãn tính, giảm đẻ hoặc liệt chân( do viêm khớp). Bệnh thường xảy ra lặp lại theo vùng và theo mùa. Vùng nào đã nhiễm bệnh thì thường hay xảy ra vào những năm sau và thường xảy ra vào mùa mưa( đối với miền nam Việt Nam).

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Hầu hết các loại gia cầm(gà, gà tây, vịt, ngỗng, chim hoang dã) đều mắc bệnh này.Động vật khác như thỏ, chuột đồng, chuột bạch đều mắc bệnh.

II – NGUYÊN NHÂN BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Do vi khuẩn Pasteurella multocida, loại vi khuẩn Gram(-). Gần đây người ta thấy vi khuẩn bắt màu lưỡng cực giữa Gram(-) và (+).

Vi khuẩn có sức đề kháng rất cao, ở ngoài cơ thể động vật từ 2-3 ngày mới chết. Nếu ở trong cơ thể động vật đã chết vi khuẩn có thể sống vài tuần. đặc biệt ở trong tuỷ xương, vi khuẩn có thể sống cả tháng. Chính vì thế môi trường thường có mầm bệnh lây nhiễm vào thức ăn và nước uống.

III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

+ Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống, đã bị nhiễm bệnh.

+ Nhiễm từ lợn bị bệnh hoặc mang trùng thải ra môi trường.

+ Ttừ đàn gà bệnh sang đàn ga khoẻ qua phương thức chuyển đàn hay ghép đàn.

+ Do chim hoang dại  và loài gặm nhấm mang trùng từ nơi này tới nơi khác hoặc từ chuồng này tới chuồng khác.

+ Trong mỗi đàn bị bệnh phương thức truyền bằng nhiều cách:

Mầm bệnh qua dịch mủ vào thức ăn, nước uống.

Con sống mổ ăn xác con bị bệnh đã chết.

Qua dụng cụ và người chăn nuôi nhiễm bệnh đi từ chuồng này sang chuồng khác.

Có thể lây qua phương thức thụ tinh nhân tạo.

IV – TRIỆU CHỨNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

+ Giai đoạn cấp tính ban đầu:

Gia cầm chết đột ngột với tỷ lệ cao.

Trạng thái mệt mỏi, mào tím tái.

Đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh.

Phân ỉa chảy thất thường, trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi.

Thở khó, chảy nước mũi, nước miếng.

+ Giai đoạn sau 4-5 ngày kể từ khi có con chết đầu tiên:

Tích sưng,mũi sưng, viêm khớp, đi lại khó khăn, bại liệt.

Mắt sưng, viêm kết mạc đỏ.

Trứng đẻ giảm.

V – MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

+ Trong những con chết ngày đầu, bệnh tích thường không rõ. Có thể thấy:

Thịt sẫm màu. Vùng đầu màu nhợt nhạt.

Phổi đỏ, có một vài đám sậm đen.

Gan sưng, ruột sưng hoặc có máu( ở trên vịt có trường hợp gan bị vỡ một đám và xuất huyết cục).

+ Trong 2-3 ngày sau:

Mỡ vành tim xuất huyết, bao tim tích nước.

Phổi tụ huyết màu đen.

Gan đôi khi xuất huyết vệt hoặc hoại ktử màu vàng.(Ở vịt lấm tấm hoại tử trắng như đinh ghim).

Buồng trứng đôi khi sung huyết đỏ hoặc xuất huyết và trứng non vỡ.

Ruột đôi khi viêm đỏ ở đoạn trực tràng.

Khớp đôi khi viêm có dịch màu vàng.

Túi kết mạc và tích bị phù thũng hoặc có mủ trắng.

VI – CHẨN ĐOÁN

Dựa trên triệu chứng lâm sang là một vài con trong một bầy( trong điều kiện thời tiết thay đổi hoặc mới mưa) bị chết đột ngột.

Lấy bệnh phẩm tim, gan, màng não hoặc tuỷ xương, xét nghiệm phân lập vi khuẩn.

Lấy dịch viêm từ mũi những con sống để phân lập vi khuẩn.

Cần phân biệt với trường hợp trúng độc thức ăn do độc tố nấm Aflatoxin( dung kháng sinh điều trị để phân biệt. Nếu bị tụ huyết trùng gà sẽ ngưng chết, còn bị Aflatoxin thì số gà chết vẫn tăng).

Ở vịt cần phân biệt với bệnh dịch tả. Ở bệnh dịch tả thường thấy ở niêm mạc thực quản viêm loét và có chất bã đậu trắng. Dùng kháng sinh điều trị bệnh không khỏi.

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

+ Phòng bằng vaccine: Ở một số nước trên thế giới người ta đã chế và sử dụng hai loại vaccine: vaccine nhược độc cho uống và vaccine chết nhũ dầu dùng để tiêm.

vaccin sống nhược độc: Dùng cho uống có tác dụng phòng bệnh 3-4 tháng.

Vaccin chết nhũ dầu: Ở Việt Nam cũng đã sản xuất vaccine này. Quy trình tiêm phòng như sau:

Chủng lần 1 vào lúc 20-30 ngày tuổi(ở vịt vào lúc 20 ngày tuổi, còn ở gà là 30 ngày tuổi). Tiêm dưới da bắp thịt liều 0,5-1cc/con. Vaccin phòng bệnh 4-6 tháng. Vì vậy đối với gia cầm đẻ phải tiêm lại sau 4-6 tháng.

+ Phòng bằng kháng sinh: Một số kháng sinh dung trộn vào thức ăn hay hoà vào nước uống có tác dụng phòng bệnh như Chlotetracyclin, Oxytetracyclin……

Cosumix pha nước uống hay trộn thức ăn liều 100mg/kg thể trọng.

ColiTetravet, ColiCopha, AntiColi B, Imequil, Flumequil pha nước hay trộn thức ăn liều 20mg/kg thể trọng hay 1g/kg thức ăn/ngày. Liên tục 3-4 ngày/tuần. Trong những giai đoạn thời tiết thay đổi nắng chuyển mưa.

Chlotetracyclin, Oxytetracyclin, trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,05%. Nếu hoà nước uống tỷ lệ 0,025%. Đối với vịt tính liều 25mg/kg thể trọng/ngày,liên tục 3-4 ngày/tuần.

+Phòng bệnh bằng các biện pháp khác:

Vệ sinh thức ăn, nước uống và chuồng trại xử lý định kỳ.

Không mang gia cầm ở nơi khác về giết thịt khi chưa rõ nguồn gốc.

Phải xử lý ngay những đàn gia cầm chết trong đàn không được giết thịt và vứt bừa bãi những phế phẩm, ruột, long…vì sẽ gây lây lan bệnh.

b)Trị bệnh

Dùng kháng sinh cho uống hoặc viêm để điều trị. Những kháng sinh có tác dụng tốt như Ampicillin, gentamycin……

+ Gentamycin + Ampicillin tiêm bắp liều 40-50mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

+ Gentamycin + Erythromycin( Gentamycin tiêm liều 40mg/kg thể trọng, Erythromycin tiêm liều 50mg/kg thể trọng, liên tục 3-4 ngày).

Gentamox: Tiêm liều 1cc/5kg thể trọng/ngày, liên tudj 3-4 ngày.

Streptomycin, Kanamycin + Penicillin hay Ampicillin tiêm bắp liều 100 – 500 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Chloramphenicol, Chlotetracyclin tiêm bắp liều 20-40 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Chlotetrasol, Noedexin, Neocyclin tiêm bắp liều 1cc/2,5-3 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Septotry, Polysul, Tetramidan tiêm bắp liều 1cc/2-3 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Lưu ý:

Khi điều trị nên phối hợp kháng sinh nhóm Aminosid với nhóm Penicillin, Amoxillin, Ampicillin hoặc nhóm Sulfamid với nhóm Tetracyclin hoặc  Tetracyclin với nhóm Chloramphenicol thì khả năng điều trị nhanh khỏi.

Để bệnh không tái phát ta nên phối hợp kháng sinh với kháng huyết thanh đa giá tụ huyết trùng để điều trị. Sau điều trị 3-5 ngày ta tiêm tiếp vaccine tụ huyết trùng thì sau 2 tuấn khi huyết thanh hết tác dụng phòng bệnh thì vaccine đã tạo được miễn dịch cho gia cầm.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!