BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
(Paratypoid Infections)
Phó thương hàn gà được gây ra bởi các Serotype Salmonella khác ngoài Salmonella pullorum, Salmonella galli. Nhìn chung thì Salmonella typhimurium gây bệnh nhiều hơn so với các Serotype đã phân lập từ đàn gà bệnh. Ví dụ như: nhiễm thức ăn do vi khuẩn từ chuột thải vào. Hoặc bột cá, bột tép bị nhiễm mầm bệnh trong quá trình phơi và chế biến. Bệnh phát ra ở khắp nơi, càng nuôi tập trung thì khả năng nhiễm bệnh càng nhiều.
1.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ
Bệnh xảy ra và lây nhiễm ở tất cả các loài gia súc và gia cầm. Bệnh lây sang cả người do tiếp xúc trong chăn nuôi hoặc do ăn phải thức ăn có nhiễm mầm bệnh.
2.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
Do vi khuẩn Salmonella typhimurium(vi khuẩn Gram(-)).
3.NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
– Lây nhiễm từ ngoài vào trứng do lớp vỏ bị nhiễm bẩn. Trứng nhiễm vi khuẩn truyền vào phôi thai.
– Lây nhiễm từ cơ thể mẹ vào buồng trứng.
– Lây nhiễm từ môi trường chuồng trại bị nhiễm mầm bệnh vào thức ăn, nước uống.
– Nhiễm ngay từ thức ăn(đạm động vật, bột cá, bột thịt, bột tép……)
– Các đường truyền khác: Do phân, do loài gặm nhấm ăn phải thịt đã nhiễm trùng, lây lan vào thức ăn, nước uống.
4.TRIỆU CHỨNG
Gà con rất nhay cảm với bệnh này. Đặc biệt từ ngày tuổi 1-10. Chết trong tình trạng bại huyết cấp tính, tỷ lệ chết từ 15-20% tập trung vào ngày tuổi thứ 4-7. Trên 10 ngày tuổi có thể bị nhẹ và ở dạng ẩn tính(mang trùng). Đây là nguồn bệnh lây nhiễm lưu cữu trong đàn gà.
+ Triệu chứng trên đàn gà con như sau:
– Gà con yếu ớt, long xù, bỏ ăn, đứng tụ thành từng nhóm riêng, thường chết vào ngày thứ 6-7, xác gầy còm và khô.
+ Ở gà lớn:
– Triệu chứng không rõ rang. Chỉ biểu hiện khi thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn, sau khi chuyển đàn hoặc tiêm phòng. Gà giảm đẻ và tỷ lệ nở kém.
5.MỔ KHÁM BỆNH TÍCH
– Chết trong 4 ngày đầu: Do bại huyết nặng nên không rõ bệnh tích.
– Từ ngày thứ 5-19: Thấy gan lách có điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim(đôi khi ở phổi cũng có điểm hoại tử trắng).
– Một vài con ở khớp viêm sưng đỏ, có con mổ ra ở khớp gối có mủ trắng.
– Niêm mạc đường tiêu hoá giai đoạn đầu viêm đỏ sau đó chuyển sang bựa trắng từng mảng.
6.CHẨN ĐOÁN
– Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích trên.
– Kiểm tra vi khuẩn và phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm
– Phản ứng huyết thanh học kết quả không chính xác vì đa số vi khuẩn cư trú ở đường tiêu hoá.
– Cần phân biệt với hai bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà con(bạch lỵ phân trắng, thương hàn phân vàng). Tỷ lệ chết ở bệnh phó thương hàn cao hơn trong 3 ngày từ ngày 4-7.
7.PHÒNG BỆNH
– Vệ sinh chuồng trại, lò ấp như ở bệnh bạch lỵ.
– Lấy phân của gà ở tất cả các giai đoạn tuổi khác nhau để kiểm tra vi khuẩn. Nếu có nhiễm phải dung kháng sinh phòng và trị.
– Dùng kháng sinh các loại như trong phòng và trị bệnh bạch lỵ để trộn vào thức ăn hay nước uống. Phòng chủ động cho gà từ 1-5 ngày tuổi và phòng định kỳ cho gà lớn và gà đẻ 5-7 ngày trên 1 tháng.
8.ĐIỀU TRỊ BỆNH
a) Đối với gà con
Dùng các loại thuốc kháng sinh với liều lượng, liệu trình như ở bệnh bạch lỵ gà.
b) Đối với gà lớn
– Làm phản ứng huyết thanh học để tách những con dương tính và điều trị như ở bệnh bạchlỵ gà.
– Những con âm tính dời chỗ ở khác hoặc vệ sinh xử lý chuồng trại. Đồng thời dùng 1 trong những loại kháng sinh trên trộn vào thức ăn hay nước uống phòng bệnh liên tục 3-4ngày/tuần.
– Chú ý: Mỗi loại khang sinh dung phòng hay trị bệnh trên mỗi đàn gà chỉ nên dung 1-2 liệu trình. Sau đó đổi kháng sinh khác để tránh vi khuẩn quen thuốc.
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !
Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!
TRỢ GIÚP
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com