Thu. Apr 25th, 2024

BỆNH STREPTOCOCCOSIS TRÊN GIA CẦM

Streptococcosis trên gia cầm là bệnh do vi khuẩn gây bệnh cấp tính chết đột ngột hoặc mãn tính gây viêm khớp, giảm đẻ hoặc đẻ ra trứng bị dính máu. Bệnh không gây chết cao nhưng bệnh rải rác từng lúc, từng vùng tuỳ theo điều kiện vệ sinh ở từng trại.

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH STREPTOCOCCOSIS TRÊN GIA CẦM

Tất cả các loài gà ở mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh. bệnh tập trung ở những đàn gà đang đẻ sản lượng cao.

II – NGUYÊN NHÂN BỆNH STREPTOCOCCOSIS TRÊN GIA CẦM

Do vi khuẩn Streptococcus zoopidemics và S faeccolis, vi khuẩn Gram(+).

III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

+ Đường truyền bệnh chưa được xác định rõ rang, nhưng qua kiểm tra những con bệnh và đã khỏi bệnh thâyd vi khuẩn cư trú ở đường tiêu hoá một vào tháng. Tuy thế người ta vẫn cho rằng bệnh lây nhiễm qua 3 con đường chính:

Lây qua không khí do gà hít phải vi khuẩn có trong môi trường và nền chuồng. 

Qua vỏ trứng do vi khuẩn có trong môi trường chuồng trại, lò ấp dính vào vỏ trứng làm lây nhiễm ngay từ lúc 1 ngày tuổi khi gà nở ra hít phải.

Cũng có thể lây qua thức ăn, nước uống đã nhiễm mầm bệnh.

IV – TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng không đặc trưng mà chỉ biểu hiện một số con mệt mỏi ủ rũ, phân màu vàng, mào và tích xanh, xác gầy còm, tăng trọng kém.

Một số con viêm khớp.

– Vài gà đẻ trứng dị dạng hoặc dính máu.

V – MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

– Bệnh chết cấp tính thấy các cơ quan nội tạng như phổi, lách, gan sưng và sung huyết đỏ.

– Trên màng tim và trên da có xuất huyết lấm tấm đỏ.

– Bệnh kéo dài thấy có điểm hoại tử trên gan, ống dẫn trứng viêm, khớp viêm, màng tim và màng gan cũng bị viêm dính, khó bóc.

VI – CHẨN ĐOÁN

+ Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.

+ Lấy bệnh phẩm xét nghiệm và phân lập giám định mới cho kết quả chính xác.

+ Cần phân biệt với một số bệnh có triệu chứng và bệnh tích giống như:

Bệnh CRD cũng viêm dính bao tim, màng gan, ổ khớp. Nhưng có triệu chứng thở khò khè.

Nếu  thiếu vitamin K cũng xuất huyết ngoài da. Nhưng dung kháng sinh bệnh không giảm. Nếu tiêm vitamin K thì sau 48 giờ bệnh thuyên giảm. Gà không có biểu hiện viêm khớp.

VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a)Phòng bệnh

– vệ sinh chuồng trại, lò ấp trứng để mầm bệnh không lây nhiễm.

+ Đưa kháng sinh trộn vào thức ăn hay nước uống để tiêu diệt mầm bệnh khi bị nhiễm. Những kháng sinh có tác dụng như Penicillin G, Ampicillin, Lincomycin….Liều lượng sử dụng và liệu trình như các bệnh bạch lỵ, thương hàn, CRD, tụ huyết trùng.

b)Trị bệnh

Dùng một trong những loại kháng sinh sau để tiêm điều trị:

– Penicillin G tiêm bắp liều 100.000 UI/kg thể trọng/ ngày, liên tục 3-5 ngày.

– Gentamox tiêm liều 1cc/5 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

– Ampicolistin tiêm liều 1cc/4 kg thể trọng/ngày.

– Biotex tiêm liều 1cc/4 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

– Ampicillin tiêm bắp liều 50-100 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

– Lincomycin tiêm bắp liều 100.000-150.000 UI/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

– Chlotetracyclin, Oxytetracyclin uống liều 40mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm liều 20-30 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!