Fri. Oct 4th, 2024

BỆNH LAO GÀ

(Avian Tuberculosis)

Bệnh lao gà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính ở gà lớn. Mang đặc tính gà bệnh gầy ốm và chết với bệnh tích dạng hạt( nốt lao ở các cơ quan nội tạng và tuỷ xương). Bệnh thường xuất hiện ở các bầy gà mới đẻ trong khoảng thời gian 2-3 tháng(giai đoạn đẻ năng suất cao), đặc biệt trong điều kiện nuôi thả ở nền đất có trấu. Gà con ít bị bệnh và bệnh cũng ít xảy ra trong những trại chăn nuôi có quản lý vệ sinh tốt.

I-ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH LAO GÀ

Tất cả các loaigf đều bị bệnh. Gà tây bị nhiễm ít hơn. Bệnh lây lan sang cả thỏ, gia súc và người.

II – NGUYÊN NHÂN BỆNH LAO GÀ

Do vi khuẩn Mycobacterium avium.

III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY BỆNH LAO GÀ

Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm bệnh từ nền chuồng và đất. Vi khuẩn này có thể song trong đất 4 năm. Chim hoang dã cũng bị nhiễm bệnh nhưng ở  thể mang trùng và nó là nguồn truyền lây từ nơi này sang nơi khác.

IV – TRIỆU CHỨNG

Mào và tích màu nhợt nhạt, nhăn nheo và teo lại.

Gà ốm yếu gầy còm và chết.

Thỉnh thoảng có gà đi khập khiễm, lệch về một bên(do tuỷ xương bị nhiễm lao).

Sản lượng trứng giảm dần sau đó ngừng hẳn.

BỆNH LAO GÀ

V – BỆNH TÍCH

Phương thức nhiễm bệnh chủ yếu qua đường tiêu hoá, do vậy bệnh tích thường thấy ở đường tiêu hoá, gan, lách. Thỉnh thoảng thấy ở tuỷ xương và phổi. Bệnh tích chủ yếu là các hạt to nhỏ khác nhau, màu vàng xám hay trắng xám. Ở giữa các hạt có casein(chất bã đậu trắng). Nếu các hạt nhiều, liền nhau tạo thành một tảng lớn ở gan và lách.

VI – CHẨN ĐOÁN

Căn cứ vào triệu chứng lâm sang và bệnh tích.

Lấy bệnh phẩm phân lập và định danh vi khuẩn.

Làm phản ứng Tuberculin – tiêm vào nội bì hoặc vào tích, kiểm tra phản ứng sau 48h. Phản ứng được xác đinh do thú y viên.

VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

Tránh tiếp xác gà bệnh với gà mẫn cảm.

Sau mỗi ổ dịch phải loại bỏ những gà còn lại.

Tẩy trùng chuồng nuôi sau mỗi ở dịch hoặc sau mỗi đợt nuôi.

Ngăn cản sự tiếp xúc gà với chim hoang dại.

b) Trị bệnh

Không nên điều trị bệnh này vì kết quả kém, mầm bệnh thường tồn tại mãn tính làm cho nguồn dịch lây nhiễm kéo dài.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!