Thu. Apr 25th, 2024

BỆNH THIẾU KẼM

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ thể gia súc và gia cầm. Nó chiếm vị trí quan trọng thứ 2 sau Fe. Ở gia cầm trưởng thành và gia cầm đẻ, hàm lượng Zn trong cơ thể tăng gấp đôi giai đoạn mới nở. Kẽm được hấp thu chủ yếu tại dạ dày cơ và phân bố các cơ quan như gan, lông, thận, cơ và tuyến giáp trạng.

Trong máu, khoảng 75% Zn nằm trong hồng cầu, khoảng 22% trong huyết tương và 3% trong bạch cầu. Trong huyết tương, một phần kẽm ở dạng kết hợp, phần khác ở dạng tự do. Khi thiếu Zn trong cơ thể, phần kém tự do giảm. Trong hồng cầu, Zn tập trung vào thành phần của enzym điều hoà sự kết hợp và phân ly CO2. Kẽm còn nằm trong thành phấn các nội tiết tố insulin, glucagon và trong nhiều enzyme như cacboxipeptidaza của tuyên tuỵ và dehydrogenaza tham gia phản ứng phân giải axit lactic, rượu etylic và axit glutamic.

Do có tác dụng hoạt hoá các men nên Zn có tác dụng điều hoà trao đổi chất dinh dưỡng. Zn còn tham gia tổng hợp protit( khi thiếu Zn thì nồng độ ARN trong gan, trong tuyến tuỵ và trong dịch hoàn giảm) tham gia trong quá trình sinh sản( thành thục giới tính, tạo thành tinh trùng. Bệnh thiếu kẽm làm tinh trùng vẫn có nhưng dị hình và chất lượng kém).

 I – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THIẾU KẼM

– Do khẩu phần ăn không được bổ sung thêm Zn theo nhu cầu dinh dưỡng.

Lưu ý: Những nguyên liệu thức ăn có chứa Zn như bột cá 86mg/kg, bột thịt 10mg/kg, cám 33-90mg/kg, bánh dầu 42-95mg/kg, bã men bia, rượu 100mg/kg.

Hoặc do khẩu phần thức ăn có chứa những nguyên tố vô cớ: Ca, Cu, Hg, Co. Những nguyên tố này làm ức chế sự hấp thu Zn.

Do trong những nguyên liệu thức ăn như bánh dầu lạc, đậu tương có những chất như phitin ức chế hấp thu Zn.

 II – TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

Thiếu Zn làm gà chậm phát triển.

Lông mọc kém và da bị hoá sừng. Đặc biệt ở bàn chân.( Do lớp tế bào biểu bì bị kích thích kéo dài, làm tăng sinh dầy lên và bị hoá sừng).

Xương chân mềm, dầy lên và co ngắn lại( do hoạt tính của enzym chứa Zn bị giảm nên biểu mô sụn không biến thành xương được, làm dày lên và ngắn lại. Ở phôi thường thấy dị dạng và không có chân).

Gà thiếu Zn, trứng đẻ không giảm số lượng nhưng tỷ lệ phôi chết cao hơn, gà con nở ra sinh trưởng kém, lông mọc chậm.

III – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Nhu cầu trong khẩu phần ăn có từ 40-70mg/kg TĂ là đủ.

Nhu cầu tiêu chuẩn về Zn đối với các nhóm tuổi gà khác nhau được trình bày như sau:

+ 1,Gà từ 0-8tuần tuổi nhu cầu cần 40mg/kg TĂ.

+ 2,Gà tơ và gà giò cần 40-50mg/kg TĂ.

+ 3,Gà đẻ cần 45mg/kg TĂ.

+ 4,Gà đẻ giống cần 60mg/kg TĂ.

+ 5,Gà Tây giống cần 70mg/kg TĂ.

+ 5,Gà Tây thịt cần 70mg/kg TĂ.

+ 7,Vịt thịt cần 50mg/kg TĂ.

+ 8,Vịt giống cần 60mg/kg TĂ.

Những premĩ khoáng có chứa Zn dùng để bổ sung vào thức ăn như:

+ Cetophes pha 1-2cc/lít nước uống.

+ Plastin trộn thức ăn cho gà con, gà giò 1%, gà đẻ 4-5%.

+ Biacalcium pha 1-2g/lít nước uống.

+ Vitamino-200 trộn thức ăn 0,5%

Lưu ý: Nếu bổ sung lượng Zn quá nhiều trong thức ăn(nhất là ZnSO4) thì sẽ gây độc cho cơ thể. Con vật giảm ăn, tiêu chảy, thiếu máu và xuất huyết nội tạng. Khi thức ăn bổ sung quá nhiều Zn sẽ gây rối loạn trao đổi Fe và Cu nên dẫn đền thiếu máu và chết.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!