Sat. Oct 12th, 2024

BỆNH THIẾU Mg

Mg trong cơ thể động vật chiếm khoảng 0,05% trọng lượng sống. Trong đó 50% chứa trong xương, 40% trong mô cơ vân và chỉ 1% nàm trong dịch ngoài tế bào. Do đó Mg cũng như K là một trong những thành phần khoáng của tế bào. Hàm lượng Mg trong cơ thể tăng theo tuổi nhưng không tăng mạnh bằng Ca và P. Ở trong máu, Mg ở dạng ion và dạng kết hợp với photphat, cirat hoặc liên kết với globulin và albumin. Ở trong xương, Mg hoặc ở dạng ion hoặc ở dạng Mg(OH)2. Ở trong tế bào, Mg chủ yếu ở trong nhân.

Như vậy, Mg có những chức năng tạo xương đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh-cơ nằm trong thành phần một số enzym và tác dụng như hoạt hoá, điều hoà phản ứng photphoryl-oxy hoá, tham gia vào sự điều hoà nhiệt. Cũng như K, Mg nằm chủ yếu trong tế bào. Tỷ lệ Mg nội bào trên Mg ngoại bào là 10/1.

Sự điều hoà trao đổi Mg có khả năng có sự tham gia của tuyến phó giáp trạng Paratyroxin và có thể cả hoomon Canxitonin của trạng của tuyến giáp trạng. Khi thức ăn thiếu Mg thì tuyến phó giáp trạng tăng hoạt động và điều tiết Mg từ xương ra máu. Bệnh thiếu Mg làm cho cơ thể sẽ bị chậm lớn, co giật và chết.

 I – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THIẾU Mg

– Khẩu phần ăn không được bổ sung Mg theo nhu cầu của cơ thể.

– Lượng Ca bổ sung vào khẩu phần thức ăn quá nhiều gây tăng hấp thu Ca vào trong máu và giảm hấp thụ Mg.

Lưu ý: Những nguyên liệu thức ăn có chứa hàm lượng Mg như sau: Ngô 1,7g/kg, bánh dầu lạc 4,3g/kg, bánh dầu đậu tương 3g/kg, cám gạo 10,6g/kg, bột cá 2,9g/kg.

II – TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

Khi thiếu Mg gà con tăng trọng kém và tỷ lệ chết cao. Gà thường không nhanh nhẹ, khi đuổi có thể biểu hiện triệu chứng thần kinh như co giật.

Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp.

III – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

+ Nhu cầu Mg cần phải bổ sung vào thức ăn cho gia cấm ktừ 0,4-0,5g/kh TĂ như:

Biacalcium pha 1-2g/lít nước uống.

Plastin trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1% còn gà đẻ 3-4%.

Vetphes pha 1-2cc/lít nước uống.

Chú ý: Nếu bổ sung Mg dư thừa trong thức ăn thì sẽ gây tiêu chảy, giảm hấp thụ thức ăn và đôi khi gây ra sỏi thận.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!