Sat. Oct 5th, 2024

BỆNH THƯƠNG HÀN VỊT

Thương hàn vịt hay còn gọi là bệnh “bệnh Salmonella ở vịt”. Vi khuẩn này gây bệnh cấp tính cho vịt con, tỷ lệ chết cao từ 1-60% và còn gây nguy hiểm cho người khi dung sản phẩm thịt và trứng đã nhiễm vi khuẩn này.

1.Nguyên nhân gây bệnh thương hàn vịt 

Bệnh Salmonella có ở khắp nơi trên thế giới. Một số vịt chỉ mắc một chủng nhưng một số khác lại mắc nhiều chủng cùng một lúc. Vi khuẩn thường tồn tại trong ruột già và manh tràng của nhiều vịt. Vịt ở bất cứ lứa tuổi nào đều bị nhiễm bệnh.

Ở vịt con thường bị nhiễm 2 chủng Salmonella pullorum và S. gallinarum( 2 chủng này cũng chủ yếu gây bệnh cho gà. Do đó nếu nhốt chung gà với vịt thì sẽ lây bệnh cho nhau). Tuy vậy người ta thấy chủng S.gallinarum thường gây bệnh cho vịt từ 1-14 ngày tuổi. Một số chủng khác cũng thường gây bệnh như S.anatum và S. enteritis ( chủng S.anatum thường gây chết đột ngột cho gà con, còn S. enteritis  thì thường nhiễm từ gan vào viêm màng tim, màng gan, gây chết từ 20-30%).

Vi khuẩn Salmonella rất mẫn cảm với nhiệt độ và chất khử trùng. Thời gian sống trong chất độn chuồng ở điều kiện thường khá dài. Ở những ô chuồng hết vịt mà bị nhiễm bệnh thì vi khuẩn vẫn sống được trong chất độn chuồng hơn 30 tuần. Vi khuẩn có thể sống trong phân đến 28 tuần, trong bụi bẩn của nhà ấp, nhà kho và chuồng nuôi ở  nhiệt độ bình thường tới 5 năm và trên vỏ trứng trong máy ấp từ 3-4 tuần.

2. Phương thức lây truyền bệnh thương hàn vịt

Truyền lây từ mẹ sang trứng( khi vịt mẹ đã mang mầm bệnh), mầm bệnh nhiễm từ máu vào buồng trứng. Nếu trứng đem ấp, mầm bệnh nhiễm vào phôi, gây chết phôi(vịt sát), sưng rốn, tiêu chảy ngay trong 1-4 ngày tuổi.

Lây qua vỏ trứng: Do vi khuẩn có sẵn ở môi trường, ở ổ đẻ nhiễm vào vỏ trứng. Từ vỏ trứng vi khuẩn sẽ xâm nhập qua lớp vỏ vào trong trứng( vì vi khuẩn có long roi và có thể di động được), vi khuẩn phát triển trong phôi gây chết phôi(nếu nhiễm nặng). Hoặc vịt nở ra bị bệnh ngay.

Truyền lây qua thức ăn, nước uống: Đặc biệt thức ăn là bột cá, tép khô, khi phơi để nhiễm mầm bệnh từ môi trường đất, bụi cát.

3. Triệu chứng bệnh thương hàn vịt 

+ Nếu nhiễm bệnh từ mẹ hoặc từ vỏ trứng vào phôi thì phôi bị chết trước khi nở(vịt sát).

+ Còn nếu nhiễm ít, khi nở ra vịt con có triệu chứng:

Sã cánh, rụt cổ, rụng lông, ỉa chảy phân trắng, phân dính hậu môn màu trắng, vịt đứng chụm lại gần đèn sưởi.

Có con viêm khớp nên đi cà nhắc hoặc bại liệt( chủng S. typhimurium gây viêm khớp).

+ Ở vịt đẻ: Số lượng trứng đẻ giảm, xù long, phân trắng.

4. Bệnh tích 

Vịt con chết, mổ thấy cục lòng đỏ trong bụng còn to không hấp thụ được hết. Màu hơi nhạt.

Lách và gan sưng, đôi khi có những đám hoại tử trắng lốm đốm.

Bệnh tích điển hình nhất là manh tràng có chứa chất bã đậu trắng. Rất nhiều trường hợp trực tràng sưng và có đốm đỏ, sau trắng có bựa.

Đôi khi có viêm màng tim, viêm túi khí hoặc viêm khớp(khớp đầu gối).

BỆNH THƯƠNG HÀN VỊT BỆNH THƯƠNG HÀN VỊT

5. Chẩn đoán

– Dựa trên triệu chứng lâm sang và bệnh tích.

– Lấy bệnh phẩm xét nghiệm và phân lập vi khuẩn( Lưu ý: Nếu bệnh phẩm lấy từ ruột hay trong các tổ chức đã bị phân huỷ thì không đủ cơ sở để chẩn đoán kết luân.).

– Phân biệt với một số bệnh có triệu chứng lâm sang giống Salmonella như:

+ E.Coli cũng phân trắng, tiêu chảy và chết nhanh ở vịt con, nhưng có triệu chứng thần kinh rõ(quay quay đầu).

+ Thiếu vitamin đặc biệt là vitamin A cũng tiêu chảy nhưng chết ít và không sưng lách, gan.

+ Viêm gan vịt: Bệnh tích chủ yếu ở gan( xuất huyết), không có ở ruột.

6. Phòng và điều trị bệnh thương hàn vịt

a) Phòng bệnh

Kiểm tra huyết thanh học để loại những con mang trùng điều trị tách riêng hoặc xử lý.

Vệ sinh trứng để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh qua vỏ trứng. Trứng đẻ ra nhặt ngay và sát trùng qua hơi formalin.

Nước ao hồ, thức ăn, đặc biệt là bộtcá, bột xương, bột thịt, bột ruốc nếu sản xuất thức ăn viên phải qua xử lý nhiệt(sấy hơi nóng) thì vi khuẩn Salmonella mới bị tiêu diệt.

Vệ sinh và xử lý máy ấp, nhà ấp(ấp thủ công) sau mỗi đợt ấp để diệt mầm bệnh có trong những phôi chết nhiễm vào máy ấp và các dụng cụ để ấp.

Phòng bằng kháng sinh: Vịt con sau khi nở nên dung kháng sinh trộn vào thức ăn liên tục từ 1 ngày tuổi đến 4 ngày tuổi. Những kháng sinh có tác dụng như Coli SP, ColiCopha, AntiColi B, Imequil………Liều sử dụng như dung trong bệnh bạch lỵ và thương hàn gà.

b) Trị bệnh

Dùng kháng sinh trên tăng liều gấp đôi, dung liên tục 5-7 ngày.

Hoặc tiêm 1 trong những kháng sinh sau:

+ Chlotetrasol hoặc Noedexin, Neocyclin, liều 1cc/2-3kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

+ Biotex hay Biocolistin, liều 1cc/4kg thể trọng, liên tục trong 3 ngày.

+ Vịt đẻ nên dung Bencomycin S tiêm liều 1cc/30kg thể trọng/ngày(50.000 UI/kg thể trọng), liên tục 2-3 ngày.

+ Có thể phối hợp tiêm thuốc điều trị ngày đầu, còn 2-3 ngày sau dung thuốc trộn thức ăn hay pha nước uống.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!