Wed. Apr 24th, 2024

BỆNH VIÊM GAN DO VI KHUẨN VIBRIO

Viêm gan do vi khuẩn vibrio là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Vibrio gây ra. Gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh này. Tỷ lệ bệnh rất cao nhưng chết ít. Bệnh tích chủ yếu ở gan, gây ảnh hưởng tới tăng trọng gà, vịt và giảm trứng ở gà đẻ.

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH VIÊM GAN DO VI KHUẨN VIBRIO

Chủ yếu ở gà(mọi lứa tuổi) bị nhiễm bệnh này. Đặc biệt khi các yếu tố gây stress tác động thì gà dễ bị bệnh. Bệnh này xuất hiện trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh có giảm rõ rệt. Do công tác quản lý chăn nuôi tốt hơn.

II – NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM GAN DO VI KHUẨN VIBRIO

Bệnh do vi khuẩn thuộc loài Vibrio gây nên.

III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

– Truyền ngay trong bầy: Mầm bệnh lây lan trong bầy giữa con bệnh và con không bệnh. Vi khuẩn có trong túi mật, bài tiết qua phân sau đó lây nhiễm vào thức ăn, nước uống cho gà khác.

Đưa gà bệnh vào đàn gà mẫn cảm( nhập đàn mới vào đàn cũ trong đó có nhiều gà nhiễm bệnh).

Truyền qua thiết bị lò ấp và dụng cụ chăn nuôi đã bị nhiễm bệnh.

IV – TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM GAN DO VI KHUẨN VIBRIO

Bệnh thường ở dạng âm ỉ và tồn tại lâu dài trong điều kiện tự nhiên, gà ủ rũ, tiêu chảy.

Gà đẻ giảm trứng, mào teo và có vẩy.

V – MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

+ Trường hợp cấp tính:

gan bị viêm và hoại tử trên bề mặt(không hoàn toàn có bệnh tích này trên những con gà chết đầu tiên). Những điểm hoại tử màu vàng lấm tấm trên bề mặt gan. Ngoài ra cũng có đôi chỗ xuất huyết lấm tấm. Gan sưng to và chuyển màu. Đôi khi có trường hợp gan bị hở.

+ Trường hợp mãn tính;

Thấy gan viêm sưng nhợt nhạt, lách to kcó điểm vàng, màng tim bị phù, thận nhợt nhạt và sưng to. Trứng non bị vỡ hoặc thoái hoá hoàn toàn(vón cục màu trắng, cứng từng đám như hạt đậu trong buồng trứng).

Tim nhão, nhợt nhạt.

Ruột viêm Cata thấy ở một số gà.

BỆNH VIÊM GAN  DO VIBRIO

VI – CHẨN ĐOÁN

+ Căn cứ vào triệu chứng lâm sang và bệnh tích.

+ Lấy bệnh phẩm gan để phết kính xét nghiệm và phân lập vi khuẩn.

+ Phân biệt với một số bệnh có triệu chứng lâm sang và bệnh tích gần giống như:

Bệnh bạch lỵ gà: Ỉa chảy, mào tái, teo buồng trứng,gan hoại tử trắng. Mătl khác, bệnh bạch lỵ còn gây ruột sưng  và chất bựa vàng cô đặc. Tỷ lệ gà chết cao vào lúc 1-10 ngày tuổi, còn bệnh Vibrio gây chết ít.

Bệnh E.coli: Viêm nặng ở màng túi khí.

Bệnh trúng độc thức ăn do Aflatoxin: Bệnh chết nhanh, xuất huyết gan, ruột, dung kháng sinh điều trị không khỏi.

VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

– Giảm các yếu tố gây stress như thay đổi thức ăn, suy dinh dưỡng, chuyển đàn, gió lạnh….

– Chăn nuôi theo quy trình hợp lý. Cùng nhập gà vào và cùng xuất gà ra. Sau đó xử lý chuồng trại rồi mới tiếp tục nuôi.

– Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, nước uống trong thời gian 1-2 tuần đầu mới nở và trước hoặc sau mỗi đợt tiêm phòng vaccine. Kháng sinh có tác dụng phòng bệnh như Furazolidon, AntiColi B….Liều dùng và liệu trình như phòng bệnh bạch lỵ, bệnh E.coli.

b) Trị bệnh

Thuốc kháng sinh có tác dụng trị bệnh tốt như Biotex, Biocolisstin, Ampicolistin…..Liều lượng và liệu trình như trong điều trị bệnh bạch lỵ, thương hàn, E.coli, tụ huyết trùng.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!