Thu. Apr 25th, 2024

BỆNH VIÊM LOÉT RUỘT

Viêm loét ruột là bệnh do vi khuẩn lây bệnh trên chim cút lây nhiễm sang gia cầm. Bệnh gây viêm loét đường tiêu hóa với triệu chứng tiêu chảy và chết đột ngột ở những đàn gà hậu bị mà nơi đó chế độ nuôi dưỡng kém.

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH VIÊM LOÉT RUỘT

Chim cút mẫn cảm cao và tỷ lệ truyền lây sang gà con từ 15-100%. Gà giống hậu bị, gà đẻ và gà tây cũng mẫn cảm với bệnh này. Trong các loại gà công nghiệp thì gà Leghorn mẫn cảm hơn gà thịt và gà tây. Nếu trong bầy có nhiễm cầu trùng Coccidiosis thì tính nhiễm bệnh càng tăng. Người ta cho rằng tình trạng bệnh trong bầy gà thịt tăng có thể do sử dụng thức ăn có năng lượng cao. Thức ăn tích tụ dư trong đường tiêu hóa tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát bệnh.

II – NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM LOÉT RUỘT

Do vi khuẩn hiếu khí có nha bào thuộc giống Coryne bacterium, vi khuẩn Gram(+).

III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY BỆNH VIÊM LOÉT RUỘT

Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm trùng từ phân những con bị bệnh thải ra.

IV – TRIỆU CHỨNG

Trạng thái ủ rũ, lông xù, tiêu chảy, nếu kế phát bệnh cầu trùng thì tỷ lệ bệnh tăng nặng và chết cao từ 2-10%.

V – MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

– Diều đầy nước.

– Gan có vùng hoại tử màu vàng nhạt.

– Lách có thể bị sung huyết, xuất huyết và sưng to. 

– Bệnh tích ở gan chỉ thấy ở gà lớn, không thấy ở gà con.

– Niêm mạc ruột già loét tròn như cúc áo màu trắng vàng, chỗ mỏng chỗ sâu vào thành ruột, có thể vỡ tan lan sang phúc mạc viêm dính màng phúc mạc.

VI – CHẨN ĐOÁN

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích trên.

Lấy bệnh phẩm tiêm vào phôi gà sau 40-72h phôi sẽ chết. Xét nghiệm thấy vi khuẩn trong phôi và long đỏ.

VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

Vệ sinh thức ăn và nước uống.

Dùng thuốc kháng sinh và thuốc hóa dược trộn vào thức ăn để phòng vi khuẩn lây nhiễm qua thức ăn.

Những thuốc kháng sinh có tác dụng phòng và trị bệnh tốt như penicillin G(dùng tiêm), Ampicillin,…..

Liều trộn thức ăn hay nước uống như trong phòng các bệnh bạch lỵ, thương hàn và CRD. Liệu trình liên tục 3-4 ngày/tuần.

b) Trị bệnh

Dùng một trong những kháng sinh sau để điều trị:

Penicillin G tiêm bắp liều 100.000UI/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Ampicilin tiêm bắp liều 50-100mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Spiramycin tiêm bắp liều 100.000-150.000 UI/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Tylosin tiêm bắp liều 20-25mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Tetramycin cho uống liều 40mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm liều 20-30mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Dexamylone tiêm bắp 1ml/2,5-5 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Strepnovil tiêm bắp liều 1ml/2kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Suldiazolne tiêm bắp liều 1ml/2,5-5 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Tiamulin 10% tiêm bắp liều 1ml/6kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!