Fri. Apr 26th, 2024

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

Viêm phế quản là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh với các biểu hiện phong phú ở hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ sinh sản phụ thuộc vào tuổi gà mắc bệnh.

1.Nguyên nhân: 

Do virut thuộc nhóm Coronaviridae gây ra.

Loài gia cầm mắc bệnh: gà, gà tây, cút, chim

Tuổi gà mắc bệnh:

  • Tất cả các lứa tuổi gà đều có thể mắc bệnh
  • Nhưng bệnh thường bùng phát vào 2 giai đoạn:
  • Lúc 1-50 ngày tuổi
  • Lúc gà đẻ cao nhất  (đẻ 85-98%)

Mùa phát bệnh

không phụ thuộc mùa khí hậu

Phương thức truyền lây:

Bệnh truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi và truyền ngang qua đường hô hấp và ăn uống.

2.Triệu trứng:

2.1. Thể bình thường ở gà con 1-50 ngày tuổi

Bệnh bùng phát bất ngờ, lây lan rất nhanh ra cả đàn. Giảm và chán ăn, lông xù. Thở khó, há mồm rít khí, tiếng rít sâu giống tiếng sáo diều, trùng lặp với nhịp thở. Chảy nhiều nước mũi do viêm khí quản, phổi

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

2.2. Thể thận ở gà con 1-50 ngày tuổi

Gà sốt cao, uống nhiều nước, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng, cho gà uống kháng sinh chỉ giảm hoặc ngừng tiêu chảy 1-2 ngày, sau đó kháng sinh không có tác dụng, gà tiếp tục ỉa chảy. Các biểu hiện khác như thể bình thường. Tỷ lệ chết từ rất ít, không đáng kể đến rất nhiều, tùy thuộc vào thể bệnh và tuổi gà. Tỷ lệ chết rất cao.

2.3. Viêm phế quản ở gà đẻ

Đàn gà đẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh lý, chúng ăn uống bình thường. Bỗng nhiên thấy mào gà đỏ tươi hơn bình thường, tức là lúc bệnh IB bắt đầu bùng phát. Tỷ lệ đẻ sụt giảm mạnh từ 85-98% xuống 30-40%, thậm chí có đàn xuống 25% trong khi đàn gà không có biểu hiện ốm. Vỏ trứng xù xì biến dạng và dầy hơn  bình thường.

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

3. Bệnh tích

  • Khí quản chứa nhiều tiết dịch
  • Phế quản, phế nang cũng có nhiều dịch nhầy.
  • Túi khí, phổi bị viêm phù nề.
  • Thận sưng to, lồi lên, màu nhợt nhạt, nổi rõ các mao quản.
  • 2 ống dẫn nước tiểu 2 bên thận chứa đầy urat trắng.
  • Cơ thể gà khô, xác khô do mất nước.
  • Mào tích đỏ tươi hơn lúc bình thường.
  • ống dẫn trứng ngắn và bé lại rất nhiều, trong đó có nhiều chất lỏng nhầy.
  • Buồng trứng bị viêm thoái hóa, có màu vàng đỏ tươi.

4. Phòng bệnh:

Bằng vaccine : vaccine vô hoạt thường dùng cho gà, vaccine sống nhược độc dùng cho gà con.

Vệ sinh và xử lý chuồng trại, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống định kỳ.

 Không nên nhốt chung gà khác lứa tuổi với nhau cùng một chuồng nuôi.

5. Trị bệnh:

 Khi phát hiện gà bị bệnh IB (Viêm phế quản truyền nhiễm) chúng ta làm như sau:

  • Gà bị IB kèm viêm ruột: 
  • Mua ngay vacxin ND-IB pha chung với Dypiron nhỏ vào mắt hoặc mũi
  • Kết hợp với hạ sốt và kháng sinh phổ rộng, dùng liều nhẹ
  • Kết hợp điều trị bệnh kế phát hoặc bệnh ghép cùng Newcatle
  • Gà bị IB nhưng phân bình thường.
  • Mua ngay vacxin ND-IB cho uống liều gấp 2
  • Kết hợp hạn sốt và thuốc điều trị bệnh kế phát

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!