Sat. Oct 12th, 2024

BỆNH VIÊM RỐN

Viêm rốn là một bệnh nhiễm trùng xung quanh các mô của dây rốn khi mới nở ở gia cầm. Làm cho rốn sưng to nhiễm trùng vào máu và các cơ quan phủ tạng gây chết tập trung trong tuần lễ đầu khi mới nở. Bệnh xảy ra ở tất cả các nơi và các nước có chăn nuôi gia cầm. Tỷ lệ nhiễm bệnh phụ thuộc vào công tác vệ sinh và quản lý của lò ấp, trung bình từ 1-10% gia cầm khị chết.

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Gia cầm dưới 2 ngày tuổi thường bị nhiễm bệnh này vì lúc đó rốn chưa khô và dễ nhiễm bệnh.

II-NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM RỐN

Do rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt vi khuẩn E.coli thấy nhiễm nhiều hơn.

III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY BỆNH VIÊM RỐN

Lây nhiễm trực tiếp qua rốn lúc mới nở. Do lò ấp và phòng nhốt gia cầm không được vệ sinh, vi khuẩn có sẵn xâm nhập ngay vào rốn.

Lây nhiễm qua dụng cụ chăn nuôi, hộp đựng gà con đã nhiễm bệnh.

Lây nhiễm từ mẹ truyền qua trứng vào thai và ra rốn ngay từ khi mới nở.

IV – TRIỆU CHỨNG

Rốn sưng đỏ và đóng vẩy cứng lỗ rốn. Vị trí sưng lan ra bụng vào túi long đỏ. Có thể lan cả vào xoang bụng, xoang ngực gây viêm màng ngoài gan và màng bao tim, gây chết đột ngột do bị bại huyết.

bệnh viêm rốn

V – BỆNH TÍCH

Rốn sưng to và đôi khi viêm kế phát vào xoang bụng gây viêm dính xoang phúc mạc, màng bao tim, màng ngoài gan và túi khí.

VI – CHẨN ĐOÁN

Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích trên.

Lấy bệnh phẩm ở rốn để xét nghiệm và phân lập vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ để điều trị.

VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

Việc bài trừ hoàn toàn bệnh thì rất khó khăn. Do vậy một số biện pháp sau đây có thể làm giảm được mức độ nhiễm bệnh.

Nhặt trứng 3 lần trong ngày để giảm sự nhiễm bẩn.

Khử trùng trứng ngay trước khi bảo quản lạnh.

Cung cấp đầy đủ đồ chứa giữ gia cầm vệ sinh từ nơi ấp đến nơi nuôi.

Chuyển ngay gia cầm mới nở ra khỏi lò ấp.

Cung cấp vật liệu làm ổ sạch sẽ.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột và độ ấm trong tủ ấp.

Làm sạch toàn bộ nơi ấp trứng cả trong và ngoài.

b) Trị bệnh

Dùng kháng sinh tổng hợp điều trị ngay từ ngày đầu mới nở. Vì vi khuẩn gây bệnh gồm nhiều loại cả vi khuẩn Gram(-) và Gram(+). Những kháng sinh có tác dụng tổng hợp như Ampicillin, Noedexin, …có thể cho uống hoặc tiêm liên tục 2-3 ngày đầu mới nở.

Ampicillin tiêm bắp liều 50-100 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3 ngày.

Chlotetrasol, Noedexin, Neocyclin tiêm bắp liều 1cc/2,5-3 kg thể trọng/ngày, liên tục 3 ngày.

Biotex, Biocolistin, Ampicolistin tiêm liều 1cc/4kg thể trọng/ngày, liên tục 2-3 ngày.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!