Fri. Apr 26th, 2024

Thời gian vừa qua, dịch tả heo châu Phi (ASF) đã khiến ngành lợn của Việt Nam nói riêng và trên toàn Thế Giới nói chung điêu đứng với những con số thiệt hại chưa từng có, ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm, kinh tế, xã hội và môi trường. ASF bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 2 năm 2019,đến này đã lan rộng trên hầu hết 63 tỉnh, thành trên cả nước, nhiều cơ sở chăn nuôi phải đóng cửa. Dịch bệnh này đang trở thành mối lo ngại rất lớn đối với người chăn nuôi và cả người tiêu dùng.

1. Tìm hiểu về dịch tả lợn Châu Phi 

dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra và có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ loài lợn nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào của lợn với khả năng lây lan vô cùng nhanh. Theo thống kê cho thấy, lợn nhiễm bệnh có tỷ lệ chết lên tới 100%.

Dịch tả lợn Châu Phi bắt nguồn từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm do virus gây ra

Dịch tả lợn Châu Phi bắt nguồn từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm do virus gây ra

Virus gây bệnh tả lợn có thể tìm thấy trong dịch bài tiết, trong máu hay các cơ quan của lợn mắc bệnh dịch tả lợn. Bệnh có khả năng lây lan kéo dài và trên phạm vi rộng bởi virus này có sức đề kháng cao. Cụ thể, chúng có thể tồn tại được từ 3 – 6 tháng ở nhiệt độ thường và có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, virus này sẽ chết ở nhiệt độ 56oC (trong 70 phút), 60oC (trong 20 phút) và ở nhiệt độ 70oC.

Con đường lây nhiễm bệnh dịch tả lợn thường là qua tiêu hóa và hô hấp. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) với những đồ vật có nhiễm virus như: chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, đồ dùng, dụng có nhiễm virus, phương tiện vận chuyển, thực phẩm chế biến từ lợn nhiễm bệnh,…

Người là một trong những tác nhân khiến bệnh phát tán, tuy nhiên bệnh không có khả năng lây sang người.

2. Dịch tả lợn Châu Phi có biểu hiện như thế nào?

Thời gian ủ bệnh của dịch tả lợn Châu Phi là từ 3 đến 15 ngày, riêng thể cấp tính thường ủ bệnh từ 3 – 4 ngày. Tùy từng thể khác nhau mà triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau.

2.1. Thể quá cấp tính

Lợn mắc dịch tả ở thể này thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và chết một cách nhanh chóng. Một số trường hợp trước khi chết có thể sốt cao và nằm ủ rũ.

Lợn mắc dịch tả thể quá cấp tính thường nằm ủ rũ hoặc sốt cao trước khi chết

Lợn mắc dịch tả thể quá cấp tính thường nằm ủ rũ hoặc sốt cao trước khi chết

Những vùng da mỏng như bụng, mang tai hay vùng bẹn có xuất hiện nhiều nốt đỏ và chuyển dần sang màu tím.

2.2. Thể cấp tính

– Lợn có hiện tượng sốt cao, nhiệt độ từ 40.5 – 42oC.

– Trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu tiên, lợn lười vận động, nằm chồng đống, không ăn và thích chỗ nằm gần nước.

– Các vùng da trắng (như tai, ngực, bụng, đuôi, cẳng chân) chuyển sang màu xanh tím hoặc màu đỏ.

– Lợn đi lại bất thường.

– 1 – 2 ngày tiếp đó, trước khi chết lợn có các triệu chứng như đi lại không vững, viêm mắt, khó thở, thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, mũi có bọt lẫn máu và một số biểu hiện thần kinh.

– Lợn chết trong vòng từ 7 – 14 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 20 ngày. Trường hợp lợn đang mang thai nhưng mắc bệnh sẽ dẫn đến sẩy thai và tỉ lệ chết gần như 100%.

– Nếu lợn nhiễm virus nhưng không có triệu chứng hay khỏi bệnh thì trong cơ thể vẫn sẽ tồn tại virus đến suốt đời và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh nguy hiểm.

2.3. Thể á cấp

– Có các biểu hiện như: khó thở, ho, giảm ăn, sụt cân, viêm khớp, đi lại khó khăn, có thể sẩy thai ở lợn đang mang thai.

– Lợn sốt nhẹ hoặc không sốt.

– Tỉ lệ lợn chết khi mắc dịch tả lợn Châu Phi thể á cấp là 30 – 70%, sau khoảng 15 – 45 ngày nhiễm bệnh.

– Lợn có thể nhiễm bệnh mạn tính hoặc khỏi bệnh.

2.4. Thể mạn tính

– Thường thấy ở những heo nhỏ 2 đến 3 tháng tuổi. Các triệu chứng lúc này có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng.

– Lợn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa: lúc tiêu chảy, lúc táo bón, kèm theo khó thở và ho.

– Các nốt xuất huyết trên da chuyển từ đỏ sang tím. Tróc từng mảng da ở những vùng da mỏng.

– Khi mắc bệnh ở thể này, heo có tỷ lệ chết thấp hơn các thể khác. Tuy nhiên, khi khỏi bệnh vẫn tồn tại virus và là nguồn lây bệnh.

Vậy bệnh này có chữa được không?

sau đây là câu trả lời cho bạn:

 

Liên hệ:

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

Công ty TNHH Supervet

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Facebook: https://www.facebook.com/thuocthuysupervet

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!