Tue. Apr 23rd, 2024

Khắc phục trường hợp hậu bị không động dục – Phạm Xuân Trịnh

Lợn nái hay heo nái hậu bị là gì? Làm thế nào để heo nái hậu bị mau lên giống? thức ăn cho heo nái hậu bị gồm những gì? Kỹ thuật nuôi ra sao?… Đó là tất tần tật những băn khoăn của bà con chăn nuôi và cũng là lý do chúng tôi quay trở lại đây mang tới cho bạn những thông tin giá trị nhất.

1.Heo nái hậu bị là gì?

Hậu bị là những chú heo cái được tuyển chọn để làm giống. Heo được chọn ngay từ thời điểm cai sữa mẹ đến thời điểm lấy giống lần đầu. Thông thường sẽ ở khoảng 2 – 8 tháng. Những chú heo hậu bị đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế sau này của bà con chăn nuôi. Vì vậy mà trong khâu lựa chọn Heo hậu bị có rất nhiều những tiêu chuẩn khắt khe.

hậu bị chậm giống

2.Heo Nái hậu bị bắt đầu động dục khi nào?

Heo nái hậu bị bắt đầu động dục ở 165 – 200 ngày tuổi. Khối lượng chúng đạt khoảng 85 – 100 kg. Nếu nái mới được chuyển từ nơi khác đến, nó cần thời gian khoảng 6-8 tuần trước phối. Việc này để nái  thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường, cách chăm sóc quản lý mới.

3.Dấu hiệu heo nái hậu bị chậm lên giống

Thông thường những chú heo nái sẽ động dục ở khoảng thời gian từ 165 – 200 ngày tuổi khi đạt khối lượng từ khoảng 85 – 100kg. Nếu heo ở độ tuổi và cân nặng này hoặc cao hơn nhưng chưa động dục thì được coi là chậm.,

Đối với heo nái thời gian động dục trở lại trong khoảng ngày thứ 4 -7 sau thời gian cai sữa cho con. Nếu trong thời điểm này mà chưa lên giống cũng được coi là chậm.

4.Cách giúp heo nái hậu bị mau lên giống

Khi gần đến thời điểm phối giống thực hiện một số cách sau đây. Việc này giúp hậu bị nhanh lên giống, mê ì sâu và tránh hiện tượng động dục ngầm:

* Để hậu bị tiếp xúc với heo nọc (heo nọc trong trại luôn) mỗi ngày 15 phút trong 3 tuần trước thời điểm phối giống.

* Cho ăn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không để hậu bị quá béo.

* Không nuôi chung với heo thịt và ăn thức ăn heo vỗ béo

* Bổ sung đường mía vào cám: heo rất thích vị ngọt và đường có tác dụng làm tăng lượng hoocmon sinh dục tự nhiên. Bổ sung khoảng 100g đường cho mỗi con/ngày, trong 1 tuần.

* Gây stress cho heo: Trước đây dân gian hay áp dụng cách đuổi heo nái cho chạy trong vườn hoặc trong chuồng để heo mệt. Hiện nay chúng ta có thể gây stress cho heo bằng cách nhốt chung nhiều nái hậu bị lạ cùng một chuồng, đột ngột ngừng hoặc giảm lượng thức ăn 1 – 2 ngày và cho tiếp xúc với heo nọc 30 phút mỗi ngày.

* Dùng các sản phẩm dinh dưỡng có chứa vitamin A, D, E và selen giúp tăng tính dục tự nhiên.

* Nếu làm các cách trên mà nái không động dục thì nên kiểm tra lại các bệnh về đường sinh dục và tiêm hoocmon kích thích lên giống…

5.Cách làm chuồng cho lợn nái hậu bị

Làm chuồng cho lợn nái hậu bị là vô cùng quan trọng bà con cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

Địa điểm làm chuồng cần phải sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo được che chắn phòng lúc mưa gió, nếu khoảng đất đủ rộng, nên xây dựng theo hướng Đông Tây để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.

Chuồng trại nên làm bằng xi măng với độ dốc phù hợp tốt nhất là ở khoảng 2%, không nên lát, láng tránh tình trạng bị trơn trượt ảnh hưởng tới sức khoẻ của lợn hậu bị.

Mật độ chuồng nuôi lợn hậu bị tốt nhát là ở khoảng từ 5-6 m2/ con. Có ô úm cho lợn từ 0.8 – 1 m2/con. Đặc biệt bà con lưu ý phải bài trí máng ăn, uống phù hợp, đặc biệt là phải có rãnh thoát phân và hô phân cách xa chuồng để đảm bảo vệ sinh tối đa nhất.

6.Thức ăn cho heo nái hậu bị

Thức ăn cho heo nái hậu bị cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Hộ chăn nuôi đặc biệt cần phải chú ý tới độ tuổi của

Thời gian heo hậu bị mang thai phải bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất

Đặc biệt trong thời kỳ thai nghén của heo nái hậu bị thì sẽ có 2 nhóm khác nhau:

  • Một nhóm sẽ được ăn theo chế độ mà nhà sản xuất khuyến cáo nghĩa là cấp độ bình thường
  • Nhóm còn lại sẽ là cao cấp.

Trong khoảng thời gian heo có cân nặng 25kg – 40kg các hộ chăn nuôi cần lưu ý về khẩu phần ăn đặc biệt, từ 45 – 500kg các hộ chăn nuôi nên cho heo ăn khoảng từ 2.5 – 3.5 kg/ ngày

7. Đặc trị

  • Dùng huyết thanh ngựa chửa (PG600, Heat 600, Gona – estrol + Oestradiol).
  • Trộn Kích dục tố + Kích giống đồng loạt.

Bà con có thể xem thêm về các bệnh trên vật nuôi tại đây !

Chúc quý bà con nuôi dưỡng thành công!

Liên hệ:

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

Công ty TNHH Supervet

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Facebook: https://www.facebook.com/thuocthuysupervet

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!