Mon. Apr 29th, 2024

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

Hội chứng xuất huyết và phì gan hay còn gọi là bệnh FLHS là biểu hiện một quá trình của bệnh xảy ra trong những tế bào gan gây thoái hoá mỡ hay xuất huyết màng gan.

Bệnh do tổng hợp nhiều nguyên nhân như trúng độc thức ăn do độc tố nấm, độc tố vi khuẩn và rối loạn tiêu hoá làm gà giảm ăn và chết. Tỷ lệ chết không cao từ 2-10%.

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

Chỉ thấy gà trưởng thành, gà đẻ nuôi chuồng, gà thả đất bị nhiễm bệnh nặng.

II – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

Do nhiễm trùng và độc tố của vi trùng làm rối loạn trao đổi chất, rối loạn men tiêu hoá và nội tiết tố gây rối loạn dinh dưỡng, làm biến đổi tế bào gan. Từ đó gan tích mỡ, thoái hoá và phì to.

Có độc tố nấm trong thức ăn làm cho xuất huyết gan sau đó gây tích mỡ, ung thư và phì gan.

Thức ăn có nhiều chất béo( bánh dầu, dầu cá) làm cho tích mỡ gan và phì gan.

Trong thức ăn nhiều chất xơ kích thích niêm mạc tá tràng làm tắc ống tiết mật từ gan sưng mật, viêm gan.

Ăn thức ăn nhiều muối làm gan bị tổn thương 

III – TRIỆU CHỨNG

Gà phát triển bình thường ít biến động. Đôi khi thấy trọng lượng trung bình quá mập. Sau đó giảm đẻ và chết đột ngột sau một yếu tố gây stress như thời tiết nóng, vận chuyển xa……

IV – BỆNH TÍCH

Gà khoẻ mạnh trong đàn và gà bệnh chết mổ ra đều thấy:

Gan to, bở, màu vàng đồng nhất và dễ dàng vỡ khi ấn nhẹ.

Trong các xoang của cơ thể có nhiều mỡ.

Tổ chức gan thấy xuất huyết, đôi khi tụ thành cục dưới màng gan.

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

V – CHẨN ĐOÁN

– Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích trên.

– Tìm hiểu mối liên quan giữa thức ăn có nghi độc tố nấm hay độc tố vi trùng hay mỡ cao.

VI – PHÒNG TRỊ BỆNH

Khẩu phần ăn phải cân bằng dinh dưỡng, tránh chất béo quá nhiều gây phì gan.

Loại bỏ thức ăn có nấm mốc hoặc nguyên liệu pha trộn đã bị nấm mốc.

Không thể nhận ra bệnh khi gia cầm còn đang sống vì vậy việc trị bệnh không thực hiện được. Chỉ khi thấy gà quá mập nên điều chỉnh khẩu phần ăn giảm protein thô mà tăng Choline và Inostol vào thức ăn.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!