Bệnh cầu trùng trên gà và cách điều trị bệnh
Bệnh cầu trùng gia cầm là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Nó gây ra thiệt hại kinh tế do tỷ lệ chết, giảm thể trọng cộng với các chi phí liên quan đến kiểm soát phòng ngừa và điều trị, đồng thời khiến gia cầm đi đến bệnh viêm ruột hoại tử. Dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.
Tuy nhiên có nhiều phác đồ để điều trị bệnh này. Hãy cũng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, bệnh tích, triệu chứng, các phòng tránh và tham khảo một phác đồ sau đây.
1. Nguyên nhân của bệnh cầu trùng trên gà
Gà bị bệnh cầu trùng là do Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non của gà. Chúng đều gây ra tiêu chảy có máu ở gà.
2. Triệu chứng của bệnh cầu trùng trên gà
Bệnh cầu trùng có 2 thể đó là thể cấp tính và thể mã tính. Hai thể này có những triệu chứng khác nhau. Vì vậy bà con cần nhận định chính xác để có phác đồ phụ hợp cho đàn gà.
- Thể cấp tính ( manh tràng): gà bệnh ỉa ra máu ( phân gà sáp) khoảng 4-5 ngày khi nhiễm bệnh. Lúc này gà ủ rũ, xù lông và giảm ăn, thiếu máu dẫn đến đàn gà chết với tỉ lệ cao.
- Thể mãn tính: gà bệnh đầy bụng tiêu chảy phân sống hoặc tiêu chảy phân sền sệt, thiếu máu thêm vào đó gà giảm ăn, giảm trọng lượng và giảm tỷ lệ trứng.
- Nếu gà mắc cầu trùng thì dễ bị bội nhiễm do E.coli và bạch lỵ nên cần điều trị các bệnh kế phát.
3. Bệnh tích của bệnh cầu trùng trên gà
Dưới đây là những bệnh tích của bệnh cậu trùng trên gà mà khi mổ khám bà con có thể nhận thấy để phân biệt nó với các bệnh khác. Thứ nhất, máu tụ đầy ở manh tràng, nhiều điểm xuất huyết đỏ và điểm trắng ở niêm mạc manh tràng. Thứ hai, đoạn cuối ruột non và vùng gần manh tràng bị tổn thương. Vì thế nên niêm mạc ruột dày lên và mất màu, bề mặt niêm mạc bị bào mòn. Thứ ba, đoạn giữa ruột trương to, chứa đầy dịch nhầy lẫn máu, niêm mạc dày và có nhiều điểm xuất huyết. Tiếp đó thấy có vệt trắng khắp ruột, nhưng nặng ở manh tràng.
3.1. Manh tràng gà bị bệnh cầu trùng
3.2. Phân gà bị bệnh cầu trùng
4. Phòng bệnh bệnh cầu trùng trên gà
Có nhiều cách phòng bệnh cầu trùng trên gà tuy nhiên nên dùng kết hợp nhiều phương pháp để có thể bảo vệ đàn gà hiệu quả hơn.
- Không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và thường xuyên trộn vào thức ăn thuốc chống cầu trùng.
- Thêm vào đó cần dùng vaccine cầu trùng để phòng bệnh
- Bổ sung việc sử dụng tinh dầu bạc hà.
5. Điều trị bệnh cầu trùng trên gà
Phác đồđiều trị bệnh cầu trùng trên gà:
- Dùng tin dầu bạc hà điều trị
- Sử dụng kháng sinh trị cầu trùng (Nhóm sulfa, nhóm aprolium, nhóm sát khuẩn: Toltrazuril. Diclazuril..)
Đầu tiên, trong ngày 1,2,3: Cho uống vitamin K + Hạ sốt (HẠ SỐT GIẢM ĐAU 20%)
- TOLZURIL COC ONE 2,5% (BIG BOSS)
- Có thể dùng thay thế bằng DICLAZURIN hoặc APROLIUM hoặc SULFA + TRIMETHOPRIM
- Kết hợp thuốc bổ, giải độc gan, thận để giúp đàn vật nuôi có sức khỏe tốt hơn.
Tiếp theo, ngày 4,5: cho uống FLO-OR 250
Và đến ngày 6, 7 cho uống như ba ngày đầu.
Chú ý: Điều trị theo công thức 3-2-2 (uống 3 ngày, nghỉ 2 ngày và uống thêm 2 ngày). Trường hợp khác, gà bị cầu trùng ruột non thì có thể điều trị từ 3-5 ngày.
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm vềcác bệnh trên gia cầm tại đây!
Chúc bà con chăn nuôi thành công!
Trợ Giúp
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÁP THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà chăn nuôi”
Bác sỹ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com
Facebook: http://www.facebook.com/bsphamxuantrinh