BỆNH ĐẬU GÀ
Đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà. Bệnh do virus gây nên với đặc tính nổi những mụn sần sùi ở trên da, mào, tích và trong miệng, trên mũi làm cho gà không ăn được, tăng trọng giảm và chết. Bệnh có ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH ĐẬU GÀ
Gà và phần lớn chim hoang dã ở các lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh.
II – NGUYÊN NHÂN
Do một loại virus thuộc nhóm Poxvirus. Có một số chủng khác nhau về khả năng gây bệnh cho các loài gia cầm khác nhau.
III – PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY BỆNH ĐẬU GÀ
– Virus xâm nhập vào cơ thể do muỗi đốt hoặc vết cắn của côn trùng.
– Qua vết thương cơ giới( sàn chuồng, máng ăn làm rách niêm mạc ở da).
– Không có tình trạng mang trùng trong gà.
IV – TRIỆU CHỨNG
Thời gian mang bệnh từ 4-14 ngày kể từ khi nhiễm mầm bệnh. Mầm bệnh lây lan ra cả đàn gà trong vòng 2-3 tuần. Bệnh có thể xuất hiện ở những đàn gà được miễn dịch cục bộ mà không biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào. Ở gà lớn tốc độ tăng trưởng chậm và ở gà đẻ cũng bị giảm sản lượng trứng trong giai đoạn nhiễm bệnh. Bệnh thể hiện ở 2 dạng như sau:
a) Dạng ngoài da
Ở vùng không có lông có nhiều lỗ bị viêm. Thỉnh thoảng ở các lỗ chân lông xuất hiện các mụn, đầu tiên mụn nhỏ trắng, sau đó lớn dần và có màu vàng. Bệnh này có thể tích tụ lại trở nên thô và có màu xám hoặc màu nâu sậm. Bệnh tích ở những vùng viêm sâu thấy có phủ một lớp vẩy. Sau một thời gian bong ra không để lại sẹo.
b) Thể bạch hầu
– Viêm bạch hầu có phủ màng nhầy và hình thành những mụn nhỏ trắng đục. Sau đó những mụn này lớn dần, liên kết lại với nhau thành mảng màu vàng, hoại tử, có chất bã đậu phủ lên trên những vết loét.
– Quá trình viêm này có thể lan tới mũi và đường hô hấp. Đây là nguyên nhân gây ra những triệu chứng đặc trưng của đường hô hấp. Trong những trường hợp nặng, khí quản bị bịt kín giống như bệnh ILT.
– Gà bỏ ăn do miệng bị viêm.
+ Nếu nhiễm trùng vết loét thì bệnh nặng hơn, kèm theo các bệnh khác hoặc tiêu chảy.
– Tỷ lệ chết ít 5-10%. Sauk khi bị bệnh, gà tạo được miễn dịch suốt đời.
V – BỆNH TÍCH
– Bệnh tích nổi rõ ở da, niêm mạc, hầu, mũi. Những mụn trắng sau sậm nâu.
– Các cơ quan phủ tạng không có bệnh tích gì.
VI – CHẨN ĐOÁN
– Dựa vào triệu chứng, bệnh tích trên da và trên niêm mạc hầu.
– Phân lập và giám định virus ở những nơi triệu chứng và bệnh tích không đặc hiệu.
– Lấy bệnh phẩm viêm trên màng nhung niệu của phôi gà 9-10 ngày tuổi. Virus sẽ gây những bệnh tích trên màng nhung niệu.
– Lấy bệnh phẩm đem cấy vào gà khoẻ mạnh, bằng cách rạch mào của gà trống non sau đó xát bệnh phẩm vào vết thương. Nếu bệnh phẩm miễn dịch thì sau 10 ngày có bệnh tích điển hình.
VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
a) Phòng bệnh
Miễn dịch thụ động thu được từ mẹ truyền qua trứng sang con thì không thực sự có giá trị. Do vậy việc phòng bệnh bằng vaccine chỉ có hiệu lực khống chế bệnh. Hiện nay có một vài loại vaccine được sử dụng như sau:
+ Vaccin đậu bồ câu:
Vaccin này được dung bằng cách xát vào lỗ chân lông cho gia cầm 1 ngày tuổi. Sau 2-3 ngày ở vị trí xát trên xuất hiện những mụn nhỏ. Sau 7 ngày tạo được miễn dịch cho cơ thể và phòng bệnh được 95% trong thời gian 3 tháng. Vì vậy sau 3 tháng phải chủng lại. Vaccin này ít gây ảnh hưởng so với các loại vaccine khác cũng dung 1 ngày tuổi. Vaccin cũng có thể dung để phòng bệnh cho những gà lớn trong thời kỳ đẻ.
+ Vaccin đậu gà:
Vaccin này dùng bằng cách rạch vào cánh cho gà từ 1 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi. Sauk hi chủng chỉ 7 ngày sau đã có miễn dịch, thời gian miễn dịch kéo dài 3-3,5 tháng. Vì vậy sau thời gian trên phải chủng lại.
+ Vaccin đậu”thay đổi”.
Bởi vì có phản ứng chéo giữa các nhóm virus. Do vậy có thể dung virus đậu từ những loại gia cầm khác như vịt..phòng bệnh cho gà. Điều này sẽ giảm được sự đe doạ của virus vaccine gây bệnh tự nhiên trong những loài ký chủ.
+ Vaccin đậu gà Việt Nam do XN vaccine TP.HCM sản xuất.
– Vaccin nhược độc đông khô, chế từ chủng virus Weybridge có nguồn gốc từ gà nên dung cho gà tạo miễn dịch tốt. Thời gian chủng vào lúc 7-10 ngày tuổi. Vị trí ở dưới da cánh hoặc đùi. Đối với gà thịt chỉ cần chủng 1 lần, còn gà nuôi đẻ thì sau 3-4 tháng chủng lại.
+ Vaccin Diftosec CT: Loại nhược độc đông khô do Pháp sản xuất.
– Chủng lần 1 lúc 4 tuần tuổi.
– Chủng lần 2 sau lần 1 từ 3-3,5 tháng.
Vùng an toàn không có dịch thì chủng 1 lần vào lúc 8-12 tuần tuổi.
b) Trị bệnh
Không có thuốc điều trị vì bệnh do virus gây nên. Tuy nhiên để tránh nhiễm trùng kế phát gây viêm hầu và đường tiêu hoá, ta nên dùng một số thuốc kháng sinh có phổ rộng cho uống hoặc tiêm liên tục 3-4ngày. Một số kháng sinh thường dung như Chlotetrasol, Ampicilli…..
Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc sát trùng bôi vào những mụn đậu như Xanh methylen 2%, cồn Iod 10%. Nếu các mụn ở miệng và mắt ta nên dung các axit nhẹ như axit boric 1-3%, sulfat kẽm 1% hoặc nước chanh đem cọ rửa và chà xát vào các mụn loét làm bong các màng viêm và chống nhiễm trùng kế phát.
Đồng thời phải bổ sung vào thứcc ăn, nước uống hay tiêm trực tiếp vitamin ADE cho gà để hồi phục các vết thương trên niêm mạc và ở da được nhanh.
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !
Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!
TRỢ GIÚP
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com