Sat. Oct 12th, 2024

BỆNH DỊCH TẢ HEO

Dịch tả heo là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, gây ra do virus, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao 60-90%. Bệnh xảy ra và lây lan trên lợn mọi lứa tuổi và loại lợn.

1.Nguyên nhân

 Virus dịch tả heo được xếp vào chi Pestivirus, họ Flaviviridae. 

 Đường truyền lây

  • Nguồn lây bệnh là các chất bài tiết, dịch tiết, máu, hạch lâm ba, lách của lợn bệnh chứa virus.
  • Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo, dày dép nhiễm virus hoặc lợn ăn thức ăn thừa của lợn mắc bệnh, thức ăn thừa có chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc lợn bị ve mềm mang virus cắn.

2.Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 2 đến 12 (trung bình 6-8 ngày).

  • Thể quá cấp:

Sốt cao 41-420C, đờ đẫn bỏ ăn, ở những vùng da mỏng, mặt trong đùi đỏ ứng lên rồi tím bầm, co giật kiểu bơi. Con vật chết sau 1-2 ngày.

  • Thể cấp tính:

Lợn bệnh ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao kéo dài; mắt viêm đỏ có dử, chảy nước mũi; miệng có loét phủ bựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; lợn nôn mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn; lúc đầu táo bón sau tiêu chảy, phân có mùi thối khắm và có thể lẫn máu tươi. Trên da có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm ở tai, mõm, bụng và 04 chân; giai đoạn cuối của bệnh, lợn bị bại liệt 2 chân sau, đi loạng choạng hoặc không đi được.

3. Bệnh tích

bệnh dịch tả heo bệnh dịch tả heo

  •  Thể quá cấp: Bệnh tích không rõ, chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ, vỏ thận sung huyết, hạch lâm ba sưng đỏ.

  • Thể cấp tính:

  • Có hiện tượng xuất huyết ở nhiều mô và cơ quan của cơ thể, hầu hết các hạch lâm ba đều xuất huyết. Hạch hạnh nhân sưng, xuất huyết, hoại tử.
  • Xuất huyết ở điểm sụn tiểu thiệt, thanh quản, phổi, dạ dày, ruột, tim, thận, bàng quang và các màng thanh mạc khác.
  • Niêm mạc dạ dày, đặc biệt là ở vùng hạ vị sưng, xuất huyết, phủ nhiều dịch nhầy có fibrin. Bệnh kéo dài có thể loét dạ dày.
  • Thận xuất huyết như đầu đinh ghim trên bề mặt thận và bên trong thận, bể thận ứ máu.
  • Lách không sưng, nhồi huyết hình răng cưa ở rìa lách.
  • Ruột xuất huyết, niêm mạc hoại tử có những nốt loét hình cúc áo ở gần van hồi manh tràng và kết tràng.
  • Đầu mút các xương sườn xuất huyết, lồng ngực xuất huyết.
  • Một số trường hợp viêm phổi, xuất huyết viêm màng phổi, phổi gan hóa, có ổ áp-xe.

4. Phòng bệnh

  • Phòng bệnh bằng vaccine và kháng huyết thanh tạo miễn dịch tức thời, miễn dịch thụ động trong vòng 2-3 tuần liều 1ml/kgP cho heo con, 0,5ml/kgP cho heo con.
  • Vệ sinh phòng bệnh:
  • Khi chưa có dịch: cần thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Kiểm soát vận chuyển heo, kiểm soát sát sinh. Heo mới mua về phải cách ly theo dõi ít nhất 15-20 ngày trước khi nhập đàn.
  • Khi có dịch xảy ra: điều quan trọng là phải phát hiện kịp thời.Phải công bố dịch và có những biện pháp phòng chống dịch. Cấm vận chuyển heo ra khỏi vùng dịch, không được nhập heo khỏe vào các vùng có dịch. Cách ly heo bệnh và nghi bệnh. Heo chết phải được xử lý và chôn sâu.Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 10-20%, xút 2%.

5. Điều trị:

Phác đồ:

  • Tiêm thẳng vacxin dịch tả vào trại
  •  Kết hợp cho ăn kháng sinh phổ rộng chống các bệnh thương hàn và tiêu chảy (Licospec, Flodox, Gendox)

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia súc tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!