Fri. Apr 19th, 2024

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 

Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm ở heo đặc trưng bởi các triệu chứng nhiễm trùng huyết, bại huyết các triệu chứng rối loạn hô hấp. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, ít khi phát thành dịch lớn, trừ trường hợp heo nuôi tập trung với quy mô lớn.

1. Nguyên nhân bênh tụ huyết trùng ở heo

  • Bệnh gây ra bởi vi khuẩn tụ huyết trùng pasteurella multocida.
  • Đường truyền lây: 

         +Qua đường tiêu hóa và hô hấp. Lây trực tiếp từ gia súc ốm, chết.

         +Gián tiếp qua dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống…

2. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở heo

Thời gian ủ bệnh 1-14 ngày, thường có 3 thể bệnh:

  • Quá cấp: Heo sốt cao 41-420C  nằm li bì, bỏ ăn, mệt mỏi, khỏ thở, thở nhanh và khò khè, tim đập nhanh, niêm mạc đỏ thẫm hoặc tím bầm. Ở những vùng da mỏng như tai, cổ, bụng, mặt trong đùi có những nốt xuất huyết hay đám xuất huyết. Bệnh kéo dài từ 12 đến 1-2 ngày, con vật chết do ngạt thở.
  • Cấp tính: Heo ủ rủ, bỏ ăn hoặc ăn ít. Thở khó thở khò khè. Ở những vùng da mỏng nổi lên những chấm đỏ hoặc tím bầm. Hầu sưng, thủy thũng. Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy. Bệnh tiến triển từ 3-12 ngày, con vật gầy yếu rồi chết dần, tỷ lệ chết cao khoảng 80%.
  • Mạn tính: Con vật khó thở, nhanh, ho từng hồi, tiêu chảy thường xuyên, viêm khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, da đỏ từng mảng, hoại tử và bong vảy, niêm mạc miệng có màng giả. Bệnh kéo dài từ 3-6 tuần, con vật yếu dần rồi chết.   

3. Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng ở heo

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

3.1. Thể cấp tính

  • Xoang ngực, xoang bao tim và xoang phúc mạc tích nhiều nước.
  • Phổi viêm nặng màu đỏ sẫm do tụ huyết trùng và xuất huyết. Phổi bị xơ hóa có nhiều điểm hoại tử, màng phổi viêm dính vào lồng ngực.
  • Các hạch ở hầu họng và hạch màng treo ruột sưng to và tụ huyết.
  • Lách có thể hơi sưng, đỏ thắm, có ổ viêm cứng.
  • Thận ứ máu đỏ sẫm, mổ ra có máu cục, lá lách sưng to, tụ huyết.
  • Tụ huyết và xuất huyết nhiều cơ quan bên trong.

3.2. Thể mạn tính

  • Phổi viêm mãn tính, có những vùng gan hóa hoại tử, có ổ áp xe, có khi bị bã đậu hóa. Phế quản viêm mãn tính.
  • Hạch lâm ba, xương khớp, gan, lách, mô liên kết dưới da có những đám bã đậu.

4. Phòng bệnh

  • Khi lợn ngoài 1 tháng tuổi có thể tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng. Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất.
  • Tiến hành phòng bệnh tổng hợp bằng các công tác vệ sinh thú y. Bổ sung một số vitamin vào thức ăn, đặc biệt vào những khi thời tiết giao mùa để tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
  • Tăng cường vệ sinh chuồng trại định kỳ sát trùng chuồng bằng vôi bột hoặc một số thuốc PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FBM…

 5. Điều trị

 Phác đồ:

  • Dùng kháng sinh tiêm: Amox-colis, Ampicolis, Licospec, Flodox..
  • Kết hợp thuốc bổ + Dipyron + long đờm
  • Thuốc trộn: Flodox, Licospec, Amoxcolis.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia súc tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!