Fri. Apr 19th, 2024

BỆNH VIÊM PHỔI – MÀNG PHỔI

Viêm phổi – màng phổi ở heo do vi khuẩn Actinobacillus Pleuropeumoiae gây ra ( trước đây gọi là Haemophilus Pleuropeumoiae). Là một trong những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp quan trọng ở heo, xảy ra phổ biến trên thế giới. Đặc trưng là hiện tượng  viêm phổi có thể gây chết heo.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi – màng phổi

Bệnh viêm phổi – màng phổi do vi khuẩn Actinobacillus Pleuropeumoiae gây ra. Bệnh lây lan gián tiếp qua không khí hay trực tiếp qua đường hô hấp phía trên, qua xoang miệng. Từ những cửa xâm nhập đó, vi khuẩn bám lên hạch amidan và sau 1-3 giờ tấn công phế quản, phế nang, chúng tăng sinh và sản sinh độc tố trong phổi và phế quản.

2. Triệu chứng

  • Thay đổi theo từng giai đoạn, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ cảm nhiễm của heo với tác nhân gây bệnh.
  • Bệnh có thể ở dạng cấp tính, heo chết đột ngột không thể hiện triệu chứng.
  • Heo bệnh sốt cao 41,5ºC, ủ rũ, biếng ăn, lười vận động, suy nhược.
  • Da trên mũi, tai, chân và toàn cơ thể trở nên xanh.
  • Ở giai đoạn cuối lợn có biểu hiện trên đường hô hấp như ho thở bằng miệng.
  • Nhiệt độ trực tràng giảm đáng kể.

3. Bệnh tích

  • Tập trung ở đường hô hấp: viêm phổi và màng phổi hóa sợi, phổi viêm có tính chất đối xứng, gồm thùy tim, thùy đỉnh và một phần thùy hoành. Bệnh tích thường tập trung lại thành từng đám và có ranh giới rõ ràng.
  • Trường hợp lợn chết ngay sau khi đẻ, khí quản và phế quản chứa nhiều dịch nhớt, nhiều bọt, có lẫn máu.
  • Thể quá cấp tính vùng phổi viêm có màu đen, cứng, bề mặt phổi nát.
  • Phổi dính sườn, áp xe phổi.
  • Và phổi có những vùng hoại tử màu xanh đỏ rất đặc trưng.
  • Xoang ngực chứa đầy dịch.
BỆNH VIÊM PHỔI - VIÊM DÍNH MÀNG PHỔI
Viêm phổi – màng phổi

4. Phòng bệnh

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ. Tiêm phòng vaccnie để tạo miễn dịch đặc hiệu. Dùng các thuốc kháng sinh phòng bệnh định kỳ mỗi tháng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng 2-3 ngày, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
  • Trộn một trong các loại kháng sinh như:………………….
  • Bổ sung các chất điện giải, nâng cao sức đề kháng cho lợn bằng cách thường xuyên hòa nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn như: điện giải thảo dược, B- complus,..

5. Điều trị

Phác đồ:

  • Dùng thuốc nhóm Btalactam (Cefmax LA, Ampicolis, Amoxcolis)
  • Kết hợp thuốc bổ + Dipyron
  • Hạn chế dùng thuốc trợ tim
  • Thuốc trộn: Dùng Amox-colis, Flodox, Enrofloxacin

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia súc tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!