BỆNH ĐÓNG DẤU HEO
Đóng dấu heo là bệnh truyền nhiễm của heo do trực khuẩn Erysipelothiix rhuiopathiae gây ra, đặc trưng bởi hiện tượng bại huyết, viêm da, viêm thận và ruột.
1. Nguyên nhân
Bệnh do trực khuẩn lợn đóng dấu Erysipelothiix rhuiopathiae.
Đường truyền lây:
- Vi khuẩn có nhiều trong nước, đất, phân…
- Từ thức ăn, nước uống.
- Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém.
2.Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh từ 1-7 ngày.
Thể quá cấp tính:
- Con vật chết nhanh chóng trong vòng 2-3 giờ hoặc 2 – 24 giờ.
- Heo bị bại huyết nặng. Thân nhiệt đột ngột tăng cao, mắt đỏ, điên cuồng lồng lộn, húc đầu vào các khe tường hoặc hộc máu ra rồi chết. Trong trường hợp này các dấu đỏ ngoài da chưa kịp xuất hiện nên người ta gọi là bệnh đóng dấu trắng.
Thể cấp tính:
- Con vật ủ rũ, kém ăn hoặc không ăn, thân nhiệt tăng cao có khi cao hơn 420C, mình nóng da khô, run rẩy.
- Heo táo bón, phân có máu đen, màng bọc lầy nhầy, có trường hợp nôn mửa, về sau tiêu chảy, phân có lẫn máu.
- Niêm mạc viêm, đỏ thẫm, tím bầm, kết mạc mắt viêm đỏ, chảy nước mắt, mí mắt sưng. Niêm mạc mũi bị viêm, chảy nước mũi, con vật khó thở.
- Sau 2-3 ngày trên da xuất hiện những vết đỏ, dấu đỏ nóng, đau, tập trung lại thành từng đám hình vuông, hình quả trám, hình bầu dục, nhất là vùng cổ, ngực, bụng, sau đó chuyển sang tím bầm.
- Bệnh tiến triển tư 3-5 ngày, con vật gầy yếu thở khó, thân nhiệt hạ thấp con vật chết.
- Heo đực và nái cũng có thể có triệu chứng bệnh. Heo nái mang thai bị nhiễm bệnh có thể bị sảy thai, hoặc có thai chết trong tử cung và kết quả nái đẻ ra một số thai khô.
Thể mãn tính:
- Thường xuất hiện ở heo 3-4 tháng tuổi. Vật nuôi ăn kém, gầy, thiếu máu, nhiệt độ bình thường hoặc sốt nhẹ, tiêu chảy kéo dài, viêm khớp, bại liệt chân. Ở lưng, bụng, vai, đầu, da bị sưng sau đó lan rộng thành từng mảng lớn. Hoại tử ở nhiều nơi trên da, da bóc ra từng lớp.
- Bệnh kéo dài 3-4 tháng, con vật thiếu máu, rụng lông, lở loét. Heo mắc bệnh có thể khỏi hoặc chết do kiệt sức.
3. Bệnh tích
Thể cấp tính:
- Da và mô liên kết dưới da tụ máu. Niêm mạc tụ máu và xuất huyết.
- Thận sưng to tụ máu, đỏ sẫm hoặc xanh, trên mô thận có những đám tròn đỏ hoặc vuông, tụ máu có khi có những chấm xuất huyết.
- Lách sưng to, tụ máu, máu đỏ nâu, bề mặt sần sùi, mềm nhũn.
- Hạch lâm ba sưng to, ứ máu, thấm nước, có xuất huyết. Ruột viêm đỏ, nhất là vùng tá tràng và hồi tràng.
- Dạ dày viêm đỏ, thường nặng ở vùng hạ vị. Phúc mạc viêm, có nước ở màng bụng và xoang. Tim tụ máu, phổi tụ máu.
Thể mãn tính:
- Viêm nội tâm mạc, van tim sần sùi, có những cục fibrin đóng ở van tim làm cho tuần hoàn bi trở ngại, gây hiện tượng ứ máu, tụ máu ở phổi, gan, lách, xuất huyết ở thận, thủy thũng ở phổi, chân.
- Viêm khớp, viêm ruột mạn tính.
4. Phòng bệnh
- Dùng vaccine định kỳ tiêm phòng cho lợn cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.
- Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại, khu chăn nuôi sạch sẽ, thức ăn, nước uống đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu chăn nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.
5. Điều trị
Phác đồ:
- Tiêm Amox-genta, Cefmax LA, Kết hợp thuốc bổ + hạ sốt
Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia súc tại đây !
Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!
TRỢ GIÚP
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ
“Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”
Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh
DD: 0977 809 555
Zalo: +84 983843015
Mail: xuantrinhmvt@gmail.com
Facebook: http://www.facebook.com/bsphamxuantrinh