Sat. Oct 12th, 2024

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN

Bệnh phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm của heo gây ra do vi khuẩn Salmonella choleraesuis chủng Kunzendorf (thể cấp tính) và Salmonella typhisuis chủng Voldagsen (thể mạn tính).

1. Nguyên nhân

Do vi khuẩn Salmonella choleraesuis chủng Kunzendorf (thể cấp tính) và Salmonella typhisuis chủng Voldagsen (thể mạn tính).

Đường truyền lây:

  • Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa hoặc các vết thương ngoài da.
  • Ngoài ra heo nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai.

2. Triệu chứng

2.1.Thể cấp tính

  • Heo sốt cao từ 41-420C kém ăn  hoặc không ăn.
  • Táo bón, phân có màu đen, nôn mửa sau đó tiêu chảy phân màu vàng có mùi hôi thối. Con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày và ruột nặng.

2.2.Thể mãn tính

Tổn thương đường hô hấp và rối loạn tuần hoàn như thở khó và nhanh, ho, tim đập yếu. Trên da có những đám tụ máu thành từng vết đỏ rồi chuyển sang tím xanh ở tai, ngực, bụng, đùi.

  • Bệnh tiến triển 2-4 ngày con vật gầy còm, tiêu chảy nặng rồi chết.
  • Con vật gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, thiếu máu, trên da có những mảng đỏ hoặc tím bầm.
  • Con vật rối loạn tiêu hóa , tiêu chảy phân lỏng màu vàng. Ở giai đoạn cuối có triệu chứng rối loạn hô hấp như ho, thở khó, gầy còm.
  • Bệnh tiến triển trong vòng vài tuần. Heo nái mang thai có thể bị sẩy thai hoặc sinh ra heo con gầy còm, sức đề kháng giảm.

3.Bệnh tích

3.1.Thể cấp tính

  • Lách sưng to, đặc điểm là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn dai như cao su có màu xanh thẫm. Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết. Gan tụ máu có nốt hoại tử.
  • Thận có những điểm hoại tử lấm chấm ở vỏ thận.
  •  Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, xuất huyết, có nổi loét, trên từng đoạn ruột non bao phủ một lớp màu vàng như cám.
  • Viêm phúc mạc, trong xoang bụng có nhiều dịch có fibrin.
  • Phổi viêm tụ máu, xuất huyết gan hóa và có các ổ viêm.

3.2.Thể mãn tính

  •  Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già có nhiều đám loét có viền trơn.
  • Lách không sưng nhưng có những điểm, nốt hoại tử.
  • Hạch lâm ba màng treo ruột sưng to, có những nốt hoại tử xuất huyết.
  • Gan viêm, có nhiều nốt hoại tử màu xám bằng hạt đậu
  •  Phổi viêm sưng gan hóa, có các ổ hoại tử màu vàng xám.

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN

4.Phòng bệnh

  • Phòng bằng vaccine thông thường tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 1 tháng. Nhưng đối với những vùng lợn hay bi bệnh phó thương hàn, hoặc đối với lợn siêu nạc thì có thể tiêm vaccine sớm hơn lúc 10-15 ngày tuổi. Đối với nái tiêm trước khi phối giống hoặc trước khi sinh 20-30 ngày.
  • Mua heo giống từ những nơi không có bệnh và phải cách ly theo dõi ít nhất 10 ngày trước khi nhập đàn.
  • Định kỳ tiêm phòng vaccine phó thương hàn cho heo hoặc trộn kháng sinh vào thức ăn hay pha trong nước uống.
  • Khi có bệnh cần cách ly gia súc bệnh, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
  • Tăng cường khâu chăm sóc nuôi dưỡng, tăng sức đề kháng cho heo.

5. Điều trị

Thuốc kháng sinh đặc trị và có hiệu quả với vi khuẩn salmonella gây bệnh phó thương hàn bao gồm: Colistine, Amoxylin, Flophenicol, Enrofloxacin, Ampicyclin.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia súc tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!