Mon. May 6th, 2024

BỆNH DO ASPERGILLUS( NẤM PHỔI)

Aspergillus hay còn gọi là bệnh nấm phổi ở gà. Bệnh do nấm aspergillus gây viêm phổi, màng kết mạc và một số tổ chức nội tạng. Biểu hiện triệu chứng thở khó, chảy nước mắt, loét giác mạc và mù mắt. Bệnh xuất hiện ở các nước có nuôi gà tập trung và tỷ lệ chết từ 2-20%.

I – ĐỘNG VẬT CẢM THỤ BỆNH DO ASPERGILLUS( NẤM PHỔI)

Hầu hết các gia cầm đều mẫn cảm. Riêng gà lớn ít bệnh hơn gà con. Ở vịt nhiễm bệnh nặng hơn gà.

II – NGUYÊN NHÂN BỆNH DO ASPERGILLUS( NẤM PHỔI)

Do nấm Aspergillus flavus.

III – CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY 

Lây qua đường hô hấp do hít thở phải bào tử nấm Aspergillus trong môi trường chuồng nuôi.

Qua niêm mạc mắt do gió thổi qua đưa bào tử nấm vào màng kết mạc.

Có thể lây qua máy ấp đã bị nhiễm nấm, khi gà nở ra hít thở phải bào tử nấm.

Dụng cụ, hộp đựng gà con đã bị nhiễm nấm, khi bỏ gà vào thì chúng bị lây nhiễm qua hít thở 

IV- TRIỆU CHỨNG

+ 1,Nếu lây nhiễm qua máy ấp và hộp đựng gà con thì bệnh phát sớm lúc 2-6 ngày tuổi với triệu chứng:

Thở hổn hển, nặng nhọc, gà há mỏ thở, hít giật vào âm kêu như huýt sáo.

Bỏ ăn, uống nên gà suy yếu, ít cử động, cổ ngoeo vào ngực.

Giai đoạn cuối gà tiêu chảy phân trắng xanh, run rẩy co giật, bại liệt và chết. Tỷ lệ chết từ 2-20% hoặc nhiều hơn.

+ 2,Nếu lây nhiễm qua niêm mạc mắt:

Gà đứng túm tụm một chỗ, tranhs ánh sáng.

Nước mắt chảy liên tục, 1 mắt hoặc cả 2 mắt, mi mắt đóng lại.

Giác mạc bị loét dẫn đến mù mắt, làm cho gà đứng tách bầy,không lấy thức ăn và nước uống được nên bị đói và chết. Xác gầy ốm, phân xanh.

bệnh nấm phổi

V – BỆNH TÍCH

– Phổi có những đám khuẩn lạc nấm vững chắc màu vàng hoặc xám. Những hạt tròn giống như hạt lao, kích thước to nhỏ khác nhau, bằng đinh ghim cho tới 4mm, màu vàng nhạt đồng nhất.

– Các hạt này có thể thấy trong túi khí ở ngực, bụng và đôi khi ở các cơ quan nội tạng. Khuẩn lạc màu vàng lục, hơi dẹp, phẳng hoặc lõm xuống, rắn chắc, rời rạc hoặc chồng đống lên nhau bám chặt vào các cơ quan nội tạng nói trên.

-Ở mắt: kết mạc bị viêm, giác mạc bị loét và có chất bã đậu trong túi kết mạc.

-Tổ chức bệnh lý học: Kiểm tra tổ chức học sẽ phát hiện thấy các sợ nấm trong các mô phổi và túi khí.

VI – CHẨN ĐOÁN

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng đường hô hấp và bệnh tích các hạt ở phổi.

Làm tiêu bản mô phổi và túi khí đem nhuộm sẽ nhận ra sợi nấm và bào tử.

Phân lập và giám định loại nấm.

VII – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

Vệ sinh lò ấp nghiêm ngặt.

Chất độn chuồng phải luôn luôn khô.

Không để thức ăn và nước rơi xuống nền làm ẩm ướt môi trường chuồng nuôi.

Phun các thuốc sát trùng và diệt nấm ở chuồng trại, máng ăn,máng uống, lò ấp bằng dung dịch formol 2-3%, CuSO¬¬4 1%.

Trộn thuốc vào thức ăn để phòng bệnh

Quixalus liều 1g/1kg TĂ. Cho ăn liên tục.

Mycostatin liều 1g/1kg TĂ.

Alltech liều 1g/1kg TĂ.

b) Trị bệnh

Bệnh khi đã phát hiện ra triệu chứng thì điều trị ít có kết quả. Tuy vậy chúng ta có thể dùng một trong những thuốc sau để hạn chế thiệt hại do nấm.

Quixalus: Trộn 1g/1kg TĂ. Cho ăn liên tục 7-10 ngày.

Propionis axit: Trộn 0,5-1,5g/kg TĂ.

Gentian violet: Trộn 0,5-1,5g/kg TĂ.

Thiabendazone: Trộn 0,1g/kg TĂ.

8-Hydroxyquinioline: Trộn 0,5g/kg TĂ.

Feed Curb: Trộn 0,5-1g/kg TĂ.

Liệu trình dùng thuốc trên từ 5-10 ngày liên tiếp kể từ khi có triệu chứng bệnh. Trong khi điều trị nên phối hợp với vitamin C và đường glucoza pha nước uống để giải độc.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!