Sat. Oct 12th, 2024

BỆNH THIẾU SELENIUM

Thiếu Selenium ở gà có đặc tính gây thoái hoá cơ và bại liệt. Đường tiêu hoá đặc biệt là mề bị tổn thương nên tiêu hoá kém, ăn không tiêu và chậm lớn.

I – NGUYÊN NHÂN BỆNH THIẾU SELENIUM

– Thức ăn không được bổ sung thêm khoáng vi lượng nên bị thiếu Se.

– Se không bền vững ngay trong các premix có chứa Se.

– Gà nuôi công nghiệp chủ yếu là nhốt trên sàn, nên không được tiépe xúc với đất, nơi có nhiều Se tồn trữ ở đó có thể cung cấp cho gà chống bệnh thiếu Se.

– Trong thức ăn có hàm lượng protein và axit arsenic cao gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của Se.

– Hàm lượng vitamin E và các axit amin có chứa lưu huỳnh thấp trong thức ăn cũng gây ảnh hưởng đến lượng Se hấp thụ vào cơ thể.

II – TRIỆU CHỨNG BỆNH THIẾU SELENIUM

Trứng ấp tỷ lệ phôi chết cao.

Gà 1-6 tuần tuổi thấy ăn kém, giảm trọng lượng, mọc lông ít và có thể bị bại liệt hoàn toàn. Gà đẻ giảm trứng.

III – BỆNH TÍCH

Cơ đùi, cơ ngực và các cơ khác bị thoái hoá trắng( thấy rõ ở gà trên 2 tháng tuổi. ở gà mới nở sau 3-4 ngày cũng có).

Cơ ở mề cũng bị trắng.

Trên bề mặt ở mề có xuất huyết.

IV – CHẨN ĐOÁN

+ Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trên.

+ Cần phân biệt với bệnh thiếu vitamin E: bệnh tích thiếu vitamin E cũng trắng cơ như thiếu Se, nhưng bệnh thiếu Se không có triệu chứng thần kinh như thiếu vitamin E.

+ Dùng Se bổ sung vào thức ăn hay nước uống để chẩn đoán.

+ Định lượng Se trong thức ăn và trong lòng đỏ trứng để xác định mức độ thiếu Se.

V – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a) Phòng bệnh

+ Bổ sung đầy đủ hàm lượng Se trong thức ăn liều 0,15-0,20mg/kg TĂ.

+ Giữ mức độ thấp axit béo trong thức ăn.

+ Cung cấp đủ lượng vitamin E vào thức ăn để tăng cường hấp thụ Se và chống thoái hoá cơ.

+ Nếu có điều kiện cho gà tiếp xúc với đất hoặc bổ sung đất sét phơi sấy khô cho gà ăn tự do như ăn bột sò, bột xương để tăng lượng Se.

b) Trị bệnh

Trộn vào thức ăn hay nước uống liều 0,2-0,5mg/kg TĂ hay 0,2-0,5 mg/lít nước uống, liên tục 5-10 ngày.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!