Sat. Oct 12th, 2024

Cách chữa bệnh cúm gia cầm – Phạm Xuân Trịnh

Bệnh cúm gia cầm ở gà chắc không còn xa lạ gì với nhiều người đặc biệt là chủng cúm gia cầm H5N1 đã quá nổi tiếng một thời. Cho đến nay, dịch cúm gia cầm không còn xuất hiện trên diện rộng nhưng lác đác vẫn có. Do bệnh này không có thuốc đặc trị nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách vắc xin.

1.Bệnh cúm gia cầm ở gà

Cúm gia cầm có thể xuất hiện trên các đàn gia cầm trong đó có đàn gà. Bệnh cúm gia cầm ở gà do một loại virus có tên khoa học là Avian Influenza (AI) gây ra. Loại virus này thuộc nhóm virus cúm A và có nhiều biến thế nên khi gọi tên của bệnh thường đều gọi là cúm A + tên biến thể ví dụ như: cúm A H5N1, cúm A H1N1, cúm A H6N1, … trong đó H5N1, H1N1 hay H6N1 vừa nêu trên chính là tên biến thế của loại virus này. Virus cúm gia cầm khá nhạy cảm với nhiệt độ cao và các loại thuốc sát trùng. Khi gặp thuốc sát trùng loại virus này có thể dễ dàng bị tiêu diệt nhưng trong môi trường mát mẻ virus này có thể tồn lại được rất lâu đến vài tháng.

2.Triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà

bệnh cúm gia cầm bệnh cúm gia cầm

Khi gà bị cúm gia cầm thì biện pháp tốt nhất để nhận biết bệnh là để các cơ quan thú y địa phương lấy mẫu xét nghiệm. Ngoài ra, các bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà như sau:

  • Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào
  • Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng
  • Yếm thịt (phần ức gà), mào, chân chuyển sang màu tím
  • Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt
  • Bị tiêu chảy
  • Chảy nước mắt nước mũi
  • Hen khẹc, vẩy mỏ
  • Xù lông
  • Giảm sản lượng đẻ trứng
  • Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng
  • Bỏ ăn, giảm cân

Ngoài những triệu chứng vừa kề ra, rất nhiều con gà không có triệu chứng rõ ràng nhưng chết đột ngột thì thường do bệnh quá cấp tính gây ra. Trường hợp này các bạn cần phải nhờ đến các bác sĩ thú y tới mổ khám để biết bệnh tích cụ thể và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh có phải cúm gia cầm hay không.

3.Phác đồ điều trị khi gà bị cúm gia cầm

  • Tiêm ngay vắc xin H5N1 cho đàn gà, nếu đàn gà đã tiêm phòng rồi vẫn nên tiêm lại.
  • Tiêm thêm vắc xin Newcastle hệ 1 để đề phòng bệnh Newcastle ở gà có thể phát triển (dịch tả gà).
  • Bổ sung vào trong nước các chất điện giải, vitamin ADE, B-Complex và đường Glucozer để giúp trợ lực cho gà đến khi cơ thể gà sinh ra được kháng thể chống lại virus.
  • Ngày 1: Siêu Hạ Sốt + Điện Giải Siêu Cấp) dùng cho 10 tấn gà.

    Ngày 2, 3, 4, 5: Dùng thuốc (Đặc trị hô hấp phức hợp) 1kg/15tấn gà.

    Chú ý: Lấy VUA SÁT TRÙNG phun và cho uống trực tiếp.

    – Gà ghép Virus khác thì lấy (Dịch chiết Alnagil 50 + Vacxin) nhỏ mắt

Bà con có thể xem thêm về các bệnh trên vật nuôi tại đây !

Chúc quý bà con nuôi dưỡng thành công!

Liên hệ:

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

Công ty TNHH Supervet

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

Facebook: https://www.facebook.com/thuocthuysupervet

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!