Mon. Apr 29th, 2024

BỆNH VIÊM NÃO TỦY GÀ

Bệnh viêm não tủy gà là một bệnh truyền nhiễm của gà con với biểu hiện rối loạn sự phối hợp vận động như bại liệt, co giật. Ðồng thời ở gà lớn, virus gây bệnh mãn tính làm giảm tỷ lệ đẻ trứng và chết phôi. Bệnh xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.

1.Nguyên nhân:

  • Bệnh do virus Avian Encephalomyelitis gây ra, thuộc chi Enterovirus, họ Picoruavirida, chủ yếu gây bệnh cho gà con. Bệnh còn có tên là dịch run rẩy. Virus phát triển rất tốt trong phôi gà gây còi cọc, chậm lớn.
  • Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con qua trứng là hình thức lây truyền phổ biển nhất.
  • Ngoài ra có thể lây gián tiếp qua đường tiêu hóa hay hô hấp giữa gà con mới nở trong cùng ổ ấp.
  • Bệnh có tính lây lan mạnh không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết.

 

2.Triệu chứng:

  • Ðối với gà con: Gà bị bệnh có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, ủ rũ và ngại di chuyển. Nếu đuổi, gà bệnh di chuyển quay vòng, loạng choạng hoặc nằm bẹp tại chỗ. Một số gà co giật vùng đầu, cổ và đuôi. Tỷ lệ bệnh có thể tới 50% và chết tới 20%. Gà chết do đạp lên nhau, đói và mất nước. Gà thường biểu hiện triệu chứng sau 1- 2 tuần tuổi (nếu bệnh được truyền qua trứng). 
  • Ở gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm khoảng 5 – 50% kéo dài trong vòng 1 – 3 tuần. Trong trường hợp cá biệt có thể ngưng đẻ. Khả năng trứng nở từ những đàn gà này cũng giảm do chết phôi ở giai đoạn cuối. Một số con bị mù (thủy tinh thể bị đục) sau mỗi ổ dịch.

BỆNH VIÊM NÃO TỦY GÀ

3.Bệnh tích:

  • Bệnh tích đại thể: Bệnh tích đại thể ở hệ thần kinh trung ương thường khó phát hiện, chỉ thấy những vùng lấm tấm trắng, phù nề ở não thất do sự tích lũy tế bào lâm ba. Đây là những thay đổi chủ yếu để nhận ra được bệnh. Ở gia cầm trưởng thành không bệnh tích ở não ngoại trừ hiện tượng viêm mộng mắt, mắt có màu xanh.
  • Bệnh tích vi thể: Biển đối chủ yếu là ở thần kinh trung ương và một số nội tạng. Viêm não tủy không mủ, thoái hóa tế bào thần kinh ở cuống não, não bộ và tủy sống. Bệnh tích vi thể ở các cơ quan nội tạng là có những đám tập trung tế bào lâm ba có màu xám ở mô cơ của dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim và tụy tạng.

4.Phòng bệnh

  • Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất. Sử dụng vaccine Myelovax loại nhược độc đông khô do Rhone Merieux Pháp sản xuất. Lần 1 vào giai đoạn gà được 10 – 14 tuần tuổi, pha cho uống (không dùng cho gà đẻ). Sau khi tiêm phòng vaccine nhược độc, miễn dịch hình thành cao sau 2 – 3 tuần. Sau khi bị nhiễm tự nhiên hoặc sau khi tiêm chủng vaccine nhược độc miễn dịch trong cơ thể kéo dài một năm. Miễn dịch từ gà mẹ sẽ truyền sang trứng cho con được ở 2 tuần tuổi đầu.
  • Vệ sinh chuồng trại: thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như tiến hành tẩy uế chuồng trại, sát trùng máng ăn, nước uống. Thường xuyên thay chất độn chuồng, dọn sạch phân, rác thải…

 

5.Điều trị:

  • Bệnh do virus gây ra nên hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Loại bỏ những con bệnh nặng (bị liệt, qúa yếu).
  • Dùng kháng sinh phổ rộng ………………………để chống vi khuẩn bội nhiễm kế phát.
  • Cung cấp tốt thức ăn, nước uống tránh để gà đói và chật mà giẫm đạp lên nhau gây chết.

Cuối cùng, bà con có thể xem thêm về các bệnh trên gia cầm tại đây !

Chúc bà con nuôi dưỡng thành công!

TRỢ GIÚP

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI & GIẢI PHÓNG THÚ Y TRỊNH THUỶ  

        “Trợ thủ đắc lực của nhà nuôi dưỡng”

Bác sĩ thú y: Phạm Xuân Trịnh

DD: 0977 809 555

Zalo: +84 983843015

 

Bạn Vui lòng nhập Email Nhận sách miễn phí từ chúng tôi!

 

Sách nguyên tắc phối hợp kháng sinh đỉnh cao trong thú y

You have Successfully Subscribed!